Paul Ricoeur

Ông là nhà triết học Pháp có tư tưởng nằm ở hợp lưu của Hiện tượng học Husserl và triết học hiện sinh, Ricoeur đã phát triển một hướng triết học giải thích luận đối thoại với Hiện tượng học của tôn giáo, ngôn ngữ, phân tâm học và lối chủ giải Kinh Thánh. Nguyên là học sinh của nhà triết học Jean Nabert (1881-1960) và nhà triết học hiện sinh cơ đốc giáo Gabriel Marcel, – người chuyên dịch Husserl, Paul Ricoeur (1913 – ) đã giảng dậy tại các trường Đại học Strasbourg (1950-1955), Sorbonne (từ 1956), Nanterre (1966-1978), cuối cùng là ở Chicago (nhưmột giáo sư danh dự về thần học).

Các ấn phẩm đầu tiên của Ricoeur đều là những nghiên cứu về Edmund Husserl, Martin Heidegger, Karl Jaspers, và Gabriel Marcel. Trong triết học về ý chí, ông cố gắng khoanh vùng với các nghiên cứu về“ý chí” (volontaire), “phi ý chí” (l’involontaire), “sự yếu kém” (faillibilité): “Giới hạn dành riêng cho một Hữu thể vốn không trùng với chính mình là sự yếu kém nguyên khởi, từ đó cái xấu xuất hiện” (La limitation propre à un être qui ne coïncide pas avec lui-même est la faiblesse originaire d’où le mal procède).

Ricoeur phát triển trong các công trình Biu tượng về cái Ác (Symbolique du Mal-1960), Tiu lun về cái Ác(l’Essai sur le mal) của Jean Nabert, một lý thuyết giải thích học được gợi ý từ di sản kép của các truyền thống tư tưởng tinh thần và triết học. Ông rất quan tâm tới việc hòa giải giữa các học thuyết rất khác biệt nhau – Hiện tượng học, chủnghĩa hiện sinh, giải thích học, phân tâm học, cấu trúc luận, tự sự học và giải cấu trúc. Nếu tư tưởng của ông không thể tạo dựng được thành một hệ thống, thì phương pháp của ông lại rất chặt chẽ. Mối quan tâm chủyếu của ông về mặt tư tưởng là xây dựng một phương pháp có khả năng quân bình các yêu cầu của tư tưởng hiện đại, tư tưởng về sự phát lộ. Phương pháp này dường như đối với ông là khả năng duy nhất tránh được một phần những sự quá khích của sự giáo điều tôn giáo, và mặt khác các giới hạn của một tương lai đầy lý tính, quay lưng lại mọi nguồn cảm hứng tưởng tượng. Chính bằng tưduy lý tính này mà ông gắng suy nghĩ lại “cuộc tranh luận cũ kỹ” (như Platon đã nêu ra) giữa thơ ca với triết học, giữa niềm tin với lý trí, hay giữa giáo dục sáng tạo với hiểu biết trực giác mang tính tự phê bình.

Triết học giải thích nhưRicoeur hình dung, là nhằm chấp nhậnmọi cái biểu đạt, là đểcắt nghĩa bằng biểu tượng (biểu tượng là nhằm tưduy) ông viết trong Biểu tượng vềcái ác, trong lúc vẫn bảo vệmột tưduy triết học lý trí. Ông đềcao một “mâu thuẫn các cắt nghĩa”, vấn đềchủyếu mà qua đó việc giải thích trởthành triết học. Các văn bản sau này của Ricoeur phát triển các hệquảcủa “giải thích kép” trong những trường đa dạng nhất: phân tâm học trong Vct nghĩaTiu lun vFreud (Essai sur Freud-1965), lý thuyết vềẩn dụ, ghi chép vềlịch sử(historiographie) và đạo đức (nhất là trong Bn thân mình nhưngười khác – Soi-même comme un autre, 1990), lý thuyết chính trịvà triết học vềtrí tueej và tri thức. Tác phẩm quan trọng nhất của ông là Thi gian và truyn k (Temps et Récit) gồm ba tập được xuất bản từ1983tới 1985). Trong công trình đồsộnày, ông đã trình bầy một cái nhìn tổng quát vềnhững hình thức khác nhau, của ý thức con người đối với thời gian: chủquan, khách quan, lịch sửvà hưcấu, lịch biểu và Hiện tượng học được thểhiện, hiển hiện hay ngầm ẩn,qua các công trình của các nhà viết sử, nhà văn, thần học, nghệsĩ phương Tây từthời Aristote tới nay.

Phùng Ngọc Kiên giới thiệu

 

VĂN BN LÀ GÌ?

Giải thích và hiểu

Về cơ bản, tôi dành bài viết này cho cuộc tranh luận giữa hai thái độ chính trước vấn đề văn bản. Người ta đã thâu tóm hai thái độ này trong thời đại của Wilhelm Dilthey vào cuối thế kỷ trước bằng từ“giải thích” và “diễn giải”. Dilthey đã gọi mô hình lấy từ khoa học tựnhiên và được phổ biến ở các khoa học lịch sử qua các trường phái thực chứng là giải thích, còn sự diễn giải được ông xem là hình thức của sự hiểu, trong đó ông nhận thấy thái độ cơ bản của các khoa học tinh thần, cái duy nhất có thể tôn trọng sựkhác biệt cơbản giữa các khoa học tinh thần và khoa học tựnhiên. Qua đây, tôi có ý định xem xét số phận của sự đối đầu này dưới ánh sáng của những mâu thuẫn giữa các trường phái đương đại. Thực ra, khái niệm giải thích đã được chuyển dịch và chúng ta thừa hưởng nó không phải từ các khoa học tựnhiên mà là từ các mô hình ngôn ngữ đích thực. Chúng ta có thểnói về khái niệm sự diễn giải rằng trong tường giải học hiện đại nó đã trải qua những thay đổi sâu sắc, được những thay đổi này đưa ra khỏi khái niệm thuộc về tâm lý học của sự hiểu, xét trong ý nghĩa mà Dilthey nói đến. Tôi muốn làm rõ cái khía cạnh mới, có lẽ ít có tính tương phản, nhưng hiệu quả hơn này của vấn đề. Tuy vậy, trước khi chuyển sang những khái niệm mới của sự giải thích và diễn giải, tôi muốn dừng lại ở vấn đề trước đó đang dẫn dắt những công việc tiếp theo của chúng tôi. Đó là vấn đề: Văn bn là gì?

Văn bản là gì?

Chúng ta gọi tất cảmọi diễn ngôn được ghi lại là văn bản. Trong ý nghĩa của sự định nghĩa này thì sự ghi lại bằng chữ viết tạo nên văn bản. Nhưng sự viết ghi lại cái gì? Chúng tôi đã nói là tất cảmọi diễn ngôn. Vậy chúng ta có thểnói được rằng cần thểhiện diễn ngôn về mặt thể chất trước hay về mặt ý nghĩ? Rằng tất cả mọi sự viết, chí ít ở dạng tiềm năng, trước hết là lời nói? Nói một cách ngắn gọn: chúng ta nhìn nhận mối quan hệ giữa văn bản và lời nói như thế nào? Ngay trong sự tiếp cận đầu tiên tôi đã muốn nói rằng tất cảmọi sự viết đều liên hệvới lời nói có trước. Trong thực tế, cùng với Ferdinand de Saussure, nếu chúng ta hiểu ở lời nói việc thực hiện một sự kiện thông báo nào đó của ngôn ngữ là sự sáng tạo thông qua người nói độc nhất của diễn ngôn độc nhất, thì tất cảmọi văn bản đều ở trong tình thế thực hiện mình trong quan hệvới ngôn ngữ, giống như lời nói vậy. Ngoài ra, sự viết nhưlà thiết chế chỉ quan hệvới lời nói sau đó, nó ghi lại bằng chữ viết tất cảmọi sự thể hiện xuất hiện trong khi nói. Sự quan tâm dành riêng cho các bài viết ngữ âm có vẻ như nhấn mạnh rằng sự viết không mang lại cái gì cho hiện tượng lời nói. Từ đây xuất hiện ý nghĩ cho rằng sự viết là lời nói được ghi lại và rằng sự ghi lại – dù đó là viết hay ghi âm – bảo đảm nội dung của lời nói bằng tính chất trường tồn của sự ghi khắc.

Lai lịch tâm lý học và xã hội học của lời nói quan hệ với sự viết không còn là vấn đề nữa.Chúng ta hoàn toàn có thể hỏi rằng vậy sự xuất hiện muộn màng của chữ viết không báo trước một sự thay đổi căn bản nào trong mối quan hệ của chúng ta liên quan đến việc thểhiện diễn ngôn hay sao? Chúng ta hãy trở về với định nghĩa văn bản là diễn ngôn được ghi lại chính là sự biểu lộ mà chúng ta đã có thể nói ra, nhưng sở dĩ chúng ta viết ra một cách chính xác là vì chúng ta không nói. Sự ghi lại bằng việc viết ra văn bản đã chiếm vị trí của lời nói, cái vị trí mà lời nói lẽ ra đã xuất hiện. Vậy chúng ta có thể hỏi rằng văn bản có phải là văn bản không trong trường hợp nó không dừng lại ở việc ghi lại một lời nói có trước, mà trực tiếp viết ra điều diễn ngôn muốn nói.

Cái có thể nhấn mạnh ý nghĩ về mối quan hệ trực tiếp giữa việc muốn nói ra điều muốn biểu lộ và sự viết, đó chính là chức năng của sự đọc quan hệ với sự viết. Đúng là sự viết gọi chúng ta đến với sự đọc thông qua mối quan hệ mà nó nhanh chóng tạo điều kiện để chúng ta đưa ra khái niệm sự diễn giải. Chúng ta có thể nói trước rằng người đọc thay thế sự thể hiện và người nói bằng phương pháp đối xứng. Quả thực, mối quan hệ viết – đọc không phải là trường hợp riêng của mối quan hệ nói – trả lời. Không phải là mối quan hệ đối thoại, cũng không phải là lời đối thoại. Không đủ nếu chúng ta nói rằng sự đọc là sự đối thoại với tác giả thông qua tác phẩm của anh ta; chúng ta cần phải nói rằng mối quan hệ của người đọc với quyển sách là hoàn toàn mang tính chất khác. Sự đối thoại là sự thay thế của các câu hỏi và trả lời. Còn giữa nhà văn và bạn đọc thì không có khả năng thay thế như vậy: nhà văn không trảlời cho người đọc. Quyển sách phân chia hoạt động viết và đọc làm hai phần không quan hệ, giao tiếp với nhau. Người đọc vắng mặt khi nhà văn viết, và nhà văn không hiện diện khi người đọc đọc. Như vậy văn bản làm che khuất cả bạn đọc và nhà văn; và bằng cách đó nó bước vào vị trí của sự đối thoại, trực tiếp nối liền một trong những giọng nói này với người nghe khác.

Việc thay thế sự đọc vào vị trí mà sự đối thoại không xảy ra rõ ràng đến mức, trong trường hợp, nếu chúng ta gặp một tác giả và trò chuyện với anh ta (ví dụ về quyển sách của anh ta), thì lúc đó chúng ta cảm thấy một cách sâu sắc sự sụp đổ của mối quan hệ rất đặc trưng của chúng ta với tác giả trong tác phẩm và qua tác phẩm của anh ta. Tôi vẫn thường nói rằng đọc một quyển sách nào đó có nghĩa là chúng ta xem tác giả là người đã chết còn cuốn sách của anh ta là tác phẩm được in sau khi anh ta chết. Mối quan hệ của chúng ta với quyển sách thực sự trở nên trọn vẹn và phần nào là nguyên vẹn khi nhà văn chết, anh ta không thể trả lời được nữa, chúng ta chỉ còn việc đọc tác phẩm của anh ta.

Sự khác biệt của hoạt động đọc và đối thoại càng khẳng định giả thuyết của chúng tôi rằng sự viết là một sự thực hiện giống như lời nói, song hành với lời nói; một sự thực hiện làm thay thế lời nói, bao bọc lấy lời nói. Vì thế chúng tôi mới nói rằng cái gì xuất xứ từ sự viết thì đó chính là chủ ý của diễn ngôn như là chủ ý của sự phát ngôn, và viết là sự ghi khắc trực tiếp chủ ý này, kể cả khi về mặt lịch sử và tâm lí, sự viết bắt đầu bằng sự hoạ lại các ký hiệu của lời nói. Với việc thay thế lời nói bằng sự viết, sự giải phóng này là hoạt động ra đời của văn bản.

Vấn đề đặt ra là: Điều gì xẩy ra với lời phát biểu khi mà người ta trực tiếp ghi lại thay vì đọc lên? Chúng tôi luôn nhấn mạnh đặc điểm nổi bật nhất là sự viết gìn giữ diễn ngôn và làm cho cái đó trở thành tài liệu có thể tiếp cận đối với ký ức riêng tư và tập thể: Chúng tôi cũng có thể nói thêm rằng việc làm cho các biểu tượng có đường nét sẽ tạo điều kiện cho việc dịch, phân tích và phân biệt mọi yếu tố liên tục và tinh tế của ngôn ngữ, làm tăng thêm tính hiệu quảcủa ngôn ngữ. Đấy là tất cả hay sao? Như chúng ta đã thấy, sự gìn giữ và tính hiệu quả tăng dần chỉ mới đặc trưng cho việc viết các kí hiệu đồ hoạ của ngôn ngữ nói. Sự gii phóng văn bn ra khi li nói làm đo ln mi quan hệ gia ngôn ngữ và thế gii, cũng ging như làm đo ln mi quan hệ ca ngôn ngữ và các chủ thể khác có liên quan, kể cả mi quan hệ gia tác giả và người đc (N. D nhấn mạnh). Và chúng tôi nhận ra từ sự đảo lộn này một điều gì đó, khi chúng ta phân biệt sự đọc với sự đối thoại. Chúng ta cần phải đi tiếp, xuất phát từ sự đảo lộn chạm đến mối quan hệ thông báo giữa ngôn ngữ và thế giới khi văn bản chiếm chỗ lời nói.

Chúng ta hiểu gì về mối quan hệ thông báo hay về chức năng chỉ dẫn? Nếu chủ thể của diễn ngôn quay sang phía một người nói khác, nói gì đó về điều anh ta đang nói thì việc đó gọi là sự chỉ dẫn điều anh ta thổ lộ. Như chúng ta biết, chức năng thông báo có trong câu nào là đơn vị lời nói đầu tiên và đơn giản nhất, cái câu chủ định nói một sự thật hay hiện thực gì đó, ít ra thì trong diễn ngôn đã xác định. Chức năng thông báo quan trọng đến mức, ở một chừng mực nào đó, nó làm cân bằng đặc tính khác của ngôn ngữ, chẳng hạn cái đặc tính làm tách biệt các ký hiệu ra khỏi sự vật. Thông qua chức năng thông báo, (nói theo lời Gustave Guillaume, “nó hoàn trả lại cho thế giới”) ngôn ngữ đã tước bỏ những ký hiệu từ các sự vật khi chức năng biểu tượng ra đời. Bằng cách này tất cả mọi sự thổ lộ đều liên hệvới một thếgiới nào đó. Bởi vì chúng ta không nói về thế giới thì nói về cái gì?

Nhưng khi văn bản lấy đi vị trí của lời nói thì xẩy ra điều gì đó quan trọng. Khi thay đổi lời nói, những người nói chuyện đều có mặt vì nhau, cũng giống như tình thế, môi trường, đó là vùng phụthuộc vào hoàn cảnh của lời nói. Liên quan đến vùng phụthuộc này, diễn ngôn hoàn toàn là cái biểu đạt, sự ám chỉ đến hiện thực rốt cuộc đều ám chỉ đến cái hiện thực có thể chỉ ra “xung quanh” lời nói; có thể nói,“xung quanh” yêu cầu của chính lời nói. Mà ngôn ngữ thì lại được chuẩn bị rất tốt để bảo đảm cái nơi bỏ neo này: Các đại từ chỉ định, các trạng từ chỉ thời gian, vị trí; đại từ nhân xưng, thời của động từ và nói chung tất cả mọi cái biểu đạt “chỉ định” hay “nổi bật” đều phục vụ cho việc neo lời nói vào cái hiện thực phụ thuộc vào hoàn cảnh bao quanh yêu cầu của lời nói. Như vậy, trong lời nói trực diện, nghĩa lý tưởng mà người ta nói ra, ám chỉ lại sự thông báo hin thc, tức là về cái mà người ta đang nói. Rốt cuộc, cái thông báo hiện thực này gần như lẫn lộn với sự biểu đạt nổi bật nào đó, nơi lời nói thống nhất với cử chỉ nhìn thấy. Nghĩa hoà tan vào sự thông báo, và sự thông báo thì chuyển vào sự bày tỏ.

Nhưng khi văn bản chiếm chỗ lời nói thì điều đó lại không phải như vậy. Lúc này, người ta ngăn chặn sự thông báo vận động về hướng sự biểu thị, đồng thời với việc văn bản cắt đứt với sự đối thoại. Tôi nói là ngăn chặn chứ không phải là chấm dứt, ở điểm này tôi khoanh vùng lại cái mà qua đó tôi gọi là tư tưởng của văn bản tuyệt đối, xuất hiện trên cơ sở những nhận xét xác đáng của chúng tôi ở phần trên. Như chúng ta sẽ thấy, văn bản không phải là cái không thông báo; nói mt cách chính xác thì sự đc như là sự din gii sẽ có nhim vụ thc hin sự thông báo. (N. D nhấn mạnh). Ít ra thì sự thông báo bị trì hoãn trong sự bấp bênh, ở một chừng mực nhất định, văn bản “lơ lửng trong không khí”, nằm ngoài thế giới hoặc không có thế giới, phi thế giới. Việc mờ nhạt hoá mối quan hệ với thế giới giúp cho tất cả mọi văn bản tự do quan hệ với những văn bản khác, những văn bản đó thay thế cái hiện thực phụ thuộc vào hoàn cảnh được thể hiện qua lời nói trực tiếp. Mi quan hệ ca văn bn vi văn bn làm to ra cái thế gii gn như hay còn gi là văn hc, trong sự xoá bỏ cái thế gii hin thc mà chúng tôi đã nói đến. (N. D nhấn mạnh).

Đây chính là sự biến đổi liên quan đến lời nói, trong trường hợp nếu văn bản trì hoãn được sự vận động hướng từ sự thông báo đến sự thể hiện. Từngữ, theo cách này, không còn tách rời con đường của các sự vật, từ ngữ được viết ra trở thành từ ngữ vì chính bản thân chúng.

Sự che lấp cái thế giới phụthuộc vào hoàn cảnh thông qua cái thếgiới gn như của các văn bản, có thể trọn vẹn như chính thếgiới trong nền văn minh của sự viết: không còn là điều chúng ta thể hiện bằng lời nói, nó thu hẹp lại ở cái vầng sáng được mở ra nhờ các tác phẩm. Trong ý nghĩa này mà chúng ta nói về thế giới Hi lạp hoặc thế giới Byzance. Chúng ta có thể nói thế giới này thuộc về trí tưởng tượng trong ý nghĩa là sự viết làm cho nó hin hu chính ở nơi mà lời nói đưa vào. Nhưng cái thế giới tưởng tượng này lại cũng chính là sáng tác văn học, nó vừa thuộc về thế giới văn học lại vừa thuộc về thế giới tưởng tượng.

Sự sụp đổ của mối quan hệ giữa văn bản và thế giới lại chính là chìa khoá của sự sụp đổ khác mà chúng tôi đã nói đến, một sự sụp đổ đụng chạm đến mối quan hệ giữa tác giả và chủ thể đọc. Chúng tôi nghĩ “cái gì” là tác giả của văn bản, bởi lẽ khái niệm tác giả được chúng ta cho xuất xứ từ người nói: chủ thể của lời nói là người gọi bản thân mình là “tôi” – Benveniste nhấn mạnh. Một khi văn bản chiếm chỗ lời nói thì chúng ta không còn có thể nói về người nói trong ý nghĩa thực nữa, ít ra chúng ta không thểnói về anh ta trong ý nghĩa là người tự đề cử bản thân tức thì và trực tiếp, là người lên tiếng trong sự đòi hỏi được thổ lộ. Mối quan hệ phức tạp, tác giả – văn bản bước vào vị trí gần gũi với lời nói riêng tư của chủ thể nói, nó tạo điều kiện để văn bản thiết lập nên tác giả và chính tác giả cũng ngụ trong không gian nghĩa mà sự viết đã chỉ định và chỉ dẫn. Chính văn bản là nơi xy ra tác giả. Nhưng có thể xẩy ra trong nó cách khác, nhưlà người đọc đầu tiên? Sự tách rời tác giả ra khỏi văn bản của anh ta đã là hiện tượng đọc đầu tiên, nó đặt ra ngay lập tức toàn bộ những vấn đề mà chúng ta sẽphải đem đối chứng với các mối quan hệ của sự gii thích và din gii. Các mối quan hệ này ra đời trong quá trình đọc.

Gii thích hay là hiu

Không bao lâu nữa, chúng ta thật sự thấy trong sự đọc hai thái độ nằm sau hai tên gọi là gii thích và din gii. Lần đầu tiên chúng ta nhận ra hai thái độ này ở Dilthey. Thật ra, sự phân biệt này ở Dilthey là đại diện cho một sự lựa chọn mà một trong những thành viên này cần phải loại bỏ thành viên kia: hoặc là “chúng ta giải thích” theo phương pháp của khoa học tự nhiên, hoặc là “chúng ta diễn giải” theo phương pháp của nhà sử học. Xuất phát điểm của những lập luận tiếp theo của chúng tôi dựa trên việc lựa chọn sự loại bỏ này. Tôi có ý định chỉ ra rằng khái niệm văn bản mà chúng tôi đã xác lập ở phần đầu của bài viết là muốn đổi mới khái niệm giải thích và diễn giải, muốn có quan niệm ít mâu thuẫn về mối quan hệgiữa giải thích và diễn giải nhờ sự đổi mới đó. Chúng tôi phải nói ngay rằng chính việc tìm kiếm sự bổ sung và tương tác lẫn nhau một cách chặt chẽ giữa giải thích và diễn giải đã thúc đẩy những lập luận của chúng tôi.

Sự đối đầu nguyên khởi ở Dilthey không hoàn toàn do hai khái niệm gii thích và din gii mà là do hai khái niệm gii thích và hiu, sau khi sự diễn giải tạo nên vùng riêng của sự hiểu. Chúng tôi cần xuất phát từ mâu thuẫn giữa giải thích và hiểu. Giờ đây, mâu thuẫn đã được loại bỏ, bởi vì trong trường hợp của Dilthey thì hai khái niệm chỉ ra hai vùng ảnh hưởng khác nhau của hiện thực mà chúng muốn chia sẻ. Một trong hai vùng ảnh hưởng đó là của khoa học tựnhiên, vùng còn lại là của các khoa học tinh thần. Lĩnh vực tự nhiên là lĩnh vực của các sự vật phụ thuộc những quy phạm lô gích quy nạp có từ John Stuart Mill, lĩnh vực của sự giải thích toán học có từ Galilei dành cho sự chú ý khoa học. Lĩnh vực tinh thần là lĩnh vực của những tính cách tâm lý, nơi mọi chủnghĩa tâm lý đều có khả năng rời bỏ vị trí của nó. Sự hiểu được chuyển sang một thứ chủ nghĩa tâm lý xa lạ nào đó. Vậy có thểcó các khoa học tinh thần, nghĩa là có thểcó nhận thức khoa học của các cá thể, có thể có sự hiểu của cái phi thường, khách quan theo cách của nó? Có thể làm cho sự hiểu như thế có hiệu lực rộng khắp? Dilthey trả lời rằng những điều đó đều có thể, bởi vì cái bên trong được xẩy ra trong những dấu hiệu bên ngoài có thể nắm bắt và hiểu được giống như những dấu hiệu của chủnghĩa tâm lý xa lạ nào đó. Trong một bài viết rất nổi tiếng, Về ngun gc tường gii hc, in năm 1900, Dilthey đã viết rằng “Chúng ta gọi sự hiểu là quá trình mà thông qua nó chúng ta nhận biết được cái tâm lý gì đó nhờ các dấu hiệu nhạy cảm là những biểu hiện của tâm lý đó”. (tr. 320) Vùng đặc trưng của sự hiểu này là sự diễn giải. Giữa những dấu hiệu của chủ nghĩa tâm lý xa lạ, chúng ta bắt gặp “những biểu hiện được ghi lại một cách lâu bền, “những bằng chứng thuộc về con người được ghi lại qua sự viết”, và “những tượng đài kỷ niệm bằng văn bản”. Như vậy, diễn giải là sự hiểu được vận dụng cho các biểu hiện, các bằng chứng và đài kỉ niệm mà yếu tố phân biệt chúng là sự viết.

Trong cả hai mặt hiểu – diễn giải thì sự hiểu tạo ra cơ sở, đó là sự tiếp xúc với chủ nghĩa tâm lý xa lạ thông qua các ký hiệu. Và sự diễn giải mang theo mức độ khách quan hoá nhờ việc ghi lại và gìn giữ cái mà sự viết mượn làm các ký hiệu.

Sự khác biệt giữa giải thích và diễn giải lúc đầu có vẻ rõ ràng, thếnhưng nó trởnên mơ hồ khi chúng ta quan tâm đến những điều kiện khoa học của sự diễn giải. Chúng ta đã giới hạn sự giải thích ở lĩnh vực khoa học tựnhiên, nhưng mâu thuẫn lại nảy sinh ở chính khái niệm sự diễn giải: giữa một đằng là tính chất trực quan, không thể kiểm soát của khái niệm tâm lí học hoá của sự hiểu và một đằng là nhu cầu khách quan hoá liên quan đến khái niệm khoa học tinh thần. Sự phân đôi bên trong này của tường giải học giữa ý muốn tâm lí học hoá và sự tìm kiếm lô gích diễn giải, rốt cuộc đặt ra mối quan hệ giữa sự hiểu và sự diễn giải. Sự diễn giải không phải là một loại của sự hiểu, nó phá vỡ tính thống nhất của kiểu loại? Phải chăng, sự khác biệt đặc trưng, sự ghi khắc văn bản là quan trọng hơn so với đặc điểm chung của mọi ký hiệu là lấy hình thức bên ngoài nào đó thể hiện đời sống bên trong? Cái gì là quan trọng nhất trong tường giải học: Vùi vào vùng ảnh hưởng của sự hiểu hay là tách rời sự hiểu. Trước Dilthey, Schleiermacher là người đã cho thấy về sự mâu thuẫn bên trong của ý đồ tường giải học, người đã vượt qua mâu thuẫn này một cách may mắn bằng việc cho hôn phối thiên tài lãng mn với trình độ ngữ văn bc thy. Với sự xuất hiện của Dilthey, những nhu cầu thuộc về khoa học luận càng trởnên đáng lo hơn. Nhiều thế hệ đã đưa ông, một người được rèn luyện qua tư duy khoa học luận, ra khỏi nhà bác học lãng mạn; và như vậy đối với ông, mâu thuẫn là điều hoàn toàn rõ. Chúng ta hãy xem Dilthey đã giải thích Schleiermacher như thế nào: “Mục đích cuối cùng của thao tác tường giải học là để chúng ta hiểu hơn tác giả so với cách anh ta hiểu chính mình” [1]. Luận đềnày liên quan đến tâm lý học của sự hiểu. Luận đề tiếp theo thì lại liên quan đến lô gích diễn giải: “Về mặt lý luận, tường giải học cần phải tạo dựng tính hiệu lực chung của sự diễn giải đối diện với sự xâm thực thường xuyên của chuyên chế lãng mạn và sự chủ thể hoá hoài nghi vào lĩnh vực lịch sử, nơi kết thúc mọi sự chắc chắn của lịch sử” [2]. Tức là tường giải học chỉ cắt đứt với tính chất trực tiếp của sự hiểu khác – Có thể nói là cắt đứt khỏi những giá trị đối thoại – thì mới có thể thực hiện những mong muốn của sự hiểu. Sự hiểu muốn nhập làm một với cái bên trong của tác giả, muốn trở nên bình đẳng với anh ta, muốn sáng tạo lại quá trình tạo thành tác phẩm. Nhưng chúng ta không thể tìm được dấu hiệu của ý định này và của tác phẩm ở nơi khác mà chỉ ở nơi mà Schleiermacher gọi là “hình thức bên ngoài và hình thức bên trong” và “sự liên kết”, “mối quan hệ”, là những yếu tố làm cho tác phẩm trở thành cái toàn thể có tổ chức. Những bài viết cuối cùng của Dilthey (chẳng hạn như Xây dng thế gii lch sử trong các khoa hc tinh thn) càng làm cho tình hình thêm căng thẳng. Một mặt chịu ảnh hưởng của côngtrình Nhng nghiên cu lô gích của Husserl, ông nhấn mạnh mặt khách quan của tác phẩm. (Như chúng ta biết, đối với Husserl, “nghĩa” của cái thông báo đại diện cho một thứ“lí tưởng hoá” không tồn tại trong hiện thực tâm lý: nó là chỉnh thể nghĩa thuần tuý, không có ràng buộc với vịtrí có thực. Giống với cách thức trước đó, tường giải học có từ sự khách thể hoá các năng lượng sáng tạo của đời sống có trong các tác phẩm. Chính chủ nghĩa tâm lý, tính năng động của nó, đã lưu ý chúng ta đến sự chuyển tiếp thông qua “các nghĩa” “giá trị” và “mục đích”. Nhưvậy, cả sự diễn giải và sự hiểu đều cần đến tính khoa học. Có lẽ nó hối thúc đến cả sự phi tâm lí học hoá ngày càng tiến bộ hơn cho việc xem xét nội quan, nếu đúng là kỷ niệm đi theo những nội dung không phải là các hiện tượng tâm lý. Sự ngoại hiện của đời sống ngày càng đòi hỏi tính chất gián tiếp và phụ thuộc hơn của sự diễn giải cái tôi và người khác. Thế nhưng, nói theo khái niệm tâm lý học, sự diễn giải muốn đồng hành cùng cái tôi và người khác, nó luôn luôn hướng tới mục đích tái tạo những kinh nghiệm đã sống.

Sự căng thẳng không thể chịu đựng nổi mà Dilthey là nhân chứng này, kích thích chúng tôi quan tâm đến hai vấn đề định hướng những lập luận tiếp theo của mình: Chúng ta có cần bỏ qua mối liên hệ của sự hiểu đối với sự diễn giải? Có cần phải để cho sự diễn giải các tượng đài kỷ niệm bằng văn bản như là sự hiểu các ký hiệu bên ngoài của đời sống nội tâm nào đó; nói chính xác hơn, chúng ta phải quan niệm đó là những trường hợp riêng của sự hiểu đời sống nội tâm? Nhưng nếu sự diễn giải không tìm kiếm nữa chuẩn mực hiểu ở trong sự hiểu khác thì phải chăng không cần phải đặt lại vấn đề mối quan hệ của nó với sự giải thích?

Văn bn và gii thích cu trúc

Chúng ta hãy xuất phát từ sự phân tích văn bản và từ vị thế tự trị mà chúng ta thừa nhận như là đặc điểm của văn bản so với lời nói và sự thay thế từ ngữ. Cái mà chúng ta gọi là sự che khuất thế giới thực nhờ thế giới giả định của các văn bản, tạo ra cho chúng ta hai khả năng: Chúng ta có thể như là những người đọc trước sự bấp bênh của văn bản, có thể ứng xử với văn bản như là cái không thế giới, không tác giả; và nếu làm như vậy là chúng ta giải thích văn bản theo các mối quan hệ bên trong của nó, tức là theo cấu trúc văn bản. Hoặc là chúng ta có thể triệt tiêu sự bấp bênh của văn bản, làm cho văn bản hoàn thành, trở nên trọn vẹn bằng từ ngữ qua đó đưa văn bản trở lại với sự giao tiếp trực tiếp. Đây là lúc chúng ta diễn giải văn bản. Cả hai khả năng đều thuộc về sự đọc, và sự đọc là biện chứng của hai thái độ trên.

Chúng ta phải xem xét những thái độ này riêng rẽ, trước khi bắt đầu thảo luận về chúng. Trước hết, chúng ta đảm nhận một lối đọc với nhận thức rằng văn bản loại bỏ tất cả các mối quan hệ với cái thế giới mà chúng ta có thể chỉ ra, với cả những chủ thể có thể tiếp tục sự đối thoại. Sự chuyển tiếp vào “vị trí” này – mà thực ra không phải là vị trí – đại diện cho ý đồ riêng về mặt văn bản: nó kéo dài việc đình chỉ sự thông báo của thế giới và chủ thể nói. Thông qua ý định riêng này, người đọc quyết định rằng ở “vịtrí của văn bản” trong “sự khép kín” của nó, có một “tu viện khép kín”. Trên cơ sở của sự lựa chọn này, văn bản không có cái bên ngoài, chỉ có cái bên trong; không có mục đích tiên nghiệm như lẽ ra lời nói nhận được phải có trên cơ sở một điều gì đó của ai đó.

Ý định này không chỉ hoàn toàn có thể mà còn hợp lý nữa: trong thực tế văn bản như là văn bản và sự hiện thân của các mạng lưới văn bản như là văn học làm cho sự trì hoãn yếu tố tiên nghiệm hai mặt này của lời nói hướng tới thế giới và thế giới khác, trở nên hợp lý. Thái độ giải thích có xuất phát điểm như thế này trước văn bản là có thể được.

Khác với suy nghĩ của Dilthey, chúng tôi không lấy thái độ giải thích từ mô hình nhận thức luận khác về lĩnh vực nhận thức khác, mà từ chính lĩnh vực ngôn ngữ. Mô hình này không phải là mô hình khoa học tự nhiên được lan rộng sang các khoa học tinh thần một cách muộn màng. Sự đối đầu tự nhiên – tinh thần không đóng vai trò gì trong nó cả. Nếu chúng ta nói về sự vay mượn thì điều đó xảy ra ngay trên lĩnh vực đó, bên trong các ký hiệu ngôn ngữ. Chúng ta xem xét các văn bản theo những nguyên tắc giải thích mà ngôn ngữ học đã vận dụng thành công đối với những hệ thống đơn giản của các ký hiệu giống như  ở ví dụ ngôn ngữ (langue) đối diện với lời nói (parole). Như chúng ta biết, ngôn ngữ- lời nói (langue – parole) là sự phân biệt cơ bản tạo nên đối tượng thống nhất cho ngôn ngữ học. Trong khi lời nói thuộc về tâm lý học, sinh lý học, xã hội học, thì ngôn ngữ chỉ thuộc về ngôn ngữ học, giống như trò chơi mà các quy tắc của nó được người ta thực hiện trong lời nói. Chúng ta cũng đều biết rằng ngôn ngữ học chỉ biết đến cái hệ thống của những đơn vị bị tước bỏ khỏi các nghĩa thuần khiết, mỗi một đơn vị chỉ có thể xác định được qua sự tách biệt của nó ra khỏi toàn bộ những đơn vị còn lại. Các đơn vị, – cứ cho là chúng khác biệt, như là các đơn vị của sự kết nối âm vị học hay là những cái mang nghĩa như là các đơn vị từ vựng – là những đơn vị đứng đối diện. Cái trò chơi hỗn hợp các mâu thuẫn và những mâu thuẫn bên trong nội bộ các đơn vị nghĩa thầm kín, đã quyết định khái niệm cấu trúc trong ngôn ngữ học.

Mô hình trên đây dẫn đến thái độ giải thích mà dưới đây chúng tôi vận dụng vào văn bản.

Có thể nêu những nhận xét phản bác lại điều đó trước khi chúng ta cho vận dụng: Không thể dùng những quy luật chỉ có hiệu lực đối với ngôn ngữ qua những phẩm chất khác biệt của lời nói để giải thích văn bản. Văn bản – thay cho lời nói – phải chăng không đứng cùng một phía giống như lời nói so với ngôn ngữ? Phải chăng không cần phải đối chứng diễn ngôn với ngôn ngữ mà rốt cuộc cũng chính là trình tự của các câu? So với sự phân biệt diễn ngôn – ngôn ngữ thì sự phân biệt giữa nói – viết phải chăng là thứ yếu, bởi vì cả lời nói và sự viết đều cùng ở phía diễn ngôn? Những nhận xét này đều hoàn toàn hợp lý, chúng cho phép chúng ta suy nghĩ rằng mô hình gii thích cu trúc không tn dng nhng thái độ có thcó trước văn bn. (N. D. nhấn mạnh). Tuy vậy, trước khi chỉ ra những giới hạn của thái độ giải thích, chúng ta cần nắm bắt được sự phong phú của nó. Giả thuyết làm việc của giải thích cấu trúc về mọi văn bản là cho dù sự viết giống như lời nói quan hệvới ngôn ngữ, đều ở phía diễn ngôn, thì đặc trưng của sự viết – so với lời nói thực thụ- được xác lập trên những đặc điểm cấu trúc có thể nhận biết qua những tương đồng bên trong của sự thể hiện ngôn ngữ. Giả thuyết này hoàn toàn xác đáng, nhờ việc xác định được rằng với những điều kiện nhất định, các đơn vị lớn của ngôn ngữ, tức là các đơn vị phía trên câu – thuộc vùng ảnh hưởng của ngôn ngữ học – được tổchức giống với các đơn vị nhỏ hơn câu của ngôn ngữ.

Trong tác phẩm Nhân chng hc cu trúc, Levi – Strauss đã diễn đạt cái giả thuyết làm việc trên như sau, liên quan đến một phạm trù văn bản là thần thoại: “Cũng như tất cả mọi sự tồn tại ngôn ngữ, thần thoại cũng được các đơn vị cấu thành tạo nên. Các đơn vị cấu thành này giả thuyết về sự hiện diện của các đơn vị vẫn xuất hiện một cách bài bản trong cấu trúc ngôn ngữ, đó là các âm vị, hình vị và nghĩa vị. Các đơn vị cấu thành của thần thoại quan hệ với các nghĩa vị giống như các nghĩa vị với các hình vị và cũng như các hình vị với các âm vị. Mỗi một hình thức tách khỏi hình thức đi trước nó trong sự phức tạp ở mức cao nhất của nó. Do đó ta gọi những yếu tố thuộc về thần thoại (là yếu tố phức tạp nhất trong tổng số các yếu tố) là những đơn vị lớn cấu thành”. (tr. 233). Trong ý nghĩa của giả thuyết này thì ít ra những đơn vịlớn ởmức câu, được xếp cạnh nhau tạo nên câu truyện kể có đặc điểm thần thoại, đều có thể ứng xử như là các đơn vị nhỏ hơn đã quen thuộc của các nhà ngôn ngữ học. Lévi Strauss nhấn mạnh sự tương đồng này khi nói về thần thoại, giống như chúng ta nói về âm vị, hình vị và nghĩa vị. Tuy nhiên, để sự tương đồng giữa thần thoại và các đơn vị ngôn ngữ học ở bình diện thấp còn lại trong khuôn khổ của nó thì sự phân tích văn bản cần phải quan tâm như nhà âm vị học. Đối với nhà âm vịhọc thì âm vị không phải là âm có trong thực thể không cụ thể, vang lên một cách độc lập mà là chức năng được xác định bằng phương pháp giao hoán, hoà tan trong giá trị mâu thuẫn với tất cả chức năng khác. Trong ý nghĩa này, nói như Saussure, không phải là “thực thể”, mà là “hình thức”, là toàn bộ trò chơi của các mối quan hệ. Tương tự mitéma không phải là một câu của thần thoại, mà là giá trị đối diện liên quan với nhiều câu đặc trưng; cái giá trị mà nói theo Lévi Strauss tạo nên “cái bọc quan hệ”: “Các đơn vị cấu thành chỉ đến được với chức năng thông báo trong hình thức của những sự kết hợp tương tự”. (tr. 234). Cái mà ở đây người ta gọi là chức năng thông báo, hoàn toàn không phải tất cảđều có nghĩa là thần thoại; không phải sức nặng triết học hay sinh tồn mà là sự sắp xếp, phân chia mitema, nói một cách ngắn gọn là cấu trúc thần thoại.

Bây giờ tôi dẫn ra một cách ngắn gọn sự phân tích theo phương pháp trên đây mà Lévi Strauss đề nghị dành cho thần thoại Oidipusz. Các câu của thần thoại được chia làm bốn cột. Ở cột thứnhất, ông đưa vào những yếu tố nói về mối quan hệ họ hàng được đánh giá quá cao (ví dụ Oidipusz lấy mẹ là Iokasztét làm vợ; Antigoné chôn cất em là Poluneikész, bất chấp sự cấm đoán. ) Chúng ta cũng gặp ở cột thứhai mối quan hệ đó, nhưng là mối quan hệ họ hàng được đánh dấu ngược lại, bị coi thường hoặc hạ thấp (Oidipusz giết cha là Laiosz; Eteoklesz thì giết em là Poluneikész. ) Còn cột thứ ba nói đến quỷ sứvà sự tiêu diệt chúng. Cột thứ tư là nơi tái phân nhóm các tên riêng mà nghĩa của chúng nói đến những khó khăn của việc đi lại (chân thọt, vụng về, hoặc bị sưng to). So sánh cảbốncột với nhau, ta sẽthấy được mối liên hệ. Giữa cột một và cột hai là mối quan hệthân thuộc được đềcao quá hoặc bịhạthấp quá; ởcột ba và cột bốn chúng ta bắt gặp sựđồng tình và sau đó là sựphủđịnh nguồn gốc của con người. “Từđây tôi rút ra kết luận rằng cột thứtưcũng quan hệvới cột thứba giống nhưcột thứnhất với cột thứhai. . . sựđánh giá quá mức mối quan hệruột thịt tỉlệthuận với sựhạthấp nó, giống nhưnỗlực trốn chạy trước nguồn gốc xuất xứ, sựbất thành của việc đềcao mối quan hệthân thuộc”. Nhưvậy, thần thoại xuất hiện nhưlà công cụlogic kéo các mâu thuẫn lại gần nhau hơn đểrồi vượt lên những mâu thuẫn đó. “Việc không thểđưa các nhóm quan hệvào mối liên hệchung đã bịvượt lên bởi tuyên bốcho rằng hai mối quan hệmâu thuẫn bộc lộsựtương đồng nếu nhưtừng mối quan hệcó mâu thuẫn tựthân”. (tr. 239). Chúng ta sẽtrởlại với kết quảnày của Lévi Strauss không bao lâu nữa; trước hết, chúng ta chỉgiới hạn ởtuyên bốcủa ông.

Có thểnói rằng chúng ta đã giải thích thần thoạinhưthếnào, nhưng đáng lẽra chúng ta phải diễn giải nó. Với sựgiúp đỡcủa phân tích cấu trúc, chúng ta đã làm nổi bật cái lô gíchcủa những hoạt động liên kết “các gói quan hệ” nhất định với những người khác. Cái lô gích này tạo nên “quy luật cấu trúc thần thoại đã nói đến” (tr. 241). Chúng tôi không quên ghi nhớrằng cái tuyệt vời của quy luật này là sựđọc và nó không phải là đối tượng của lời nói, trong ý nghĩa của sựthuyết trình, nơi quyền uy của thần thoại lại hoạt động trong tình thếđặc trưng. Ởđây văn bản chỉlà văn bản và sựđọc chỉnhưphủlên văn bản trong sựbấp bênh của nghĩa đối với chúng ta, là cái phụthuộc vào sựthực hiện lời nói bất kì nào đó.

Vừa rồi, tôi đã lấy ví dụtừlĩnh vực thần thoại. Tôi đã có thểlấy ví dụtừnhững lĩnh vực kềcận, vềtruyện kểdân gian mà các nhà hình thức Nga của trường phái Propp và các chuyên gia phân tích cấu trúc truyện kểngười Pháp, là Barthes và Greimas, từng nghiên cứu. Chúng ta có thểgặp những điều kiện cơbản tương tựởcác tác giảnày giống nhưởLévi Strauss: Các đơn vịphía trên câu đều có cùng kết cấu nhưcác đơn vịdưới câu; nghĩa của truyện kểtựcó trong sựsắp xếp các yếu tố, trong quyền uy của sựhội tụvà hợp nhất hoá tất cảcác đơn vịthứyếu. Và ngược lại: nghĩa của một yếu tốnào đó tức là cái cho thấy khảnăng của yếu tốđó, cái khảnăng mà qua đó yếu tốđó quan hệvới các yếu tốkhác và với toàn bộtác phẩm. Trên cơsởđó, những điều kiện cơbản quyết định quá trình kểchuyện. Nhưvậy, nhiệm vụcủa phân tích cấu trúc là phát động sựphân đoạn đểxác lập các cấp độkhác nhau của đơn vịthuộc bộphận nằm trong cái toàn thể. Vậy là khi nhà phân tích tách biệt các đơn vịcủa hành động thì những đơn vịđó không phải là những đơn vịtâm lý học có thểtrải nghiệm, hoặc những đơn vịlôi cuốn sựvận dụng chủnghĩa hành vi của ứng xử, những thái cực của các bộphận tiếp theo nhau chỉlà những vịtrí của người lính gác, đểnếu chúng ta thay đổi một yếu tốthì toàn bộsựtiếp tục sẽkhác đi. Trong phương pháp này, chúng ta có thểnhận biết sựchuyển dịch của phương pháp giao hoán từbình diện âm vịhọc đến bình diện của các đơn vịtruyện kể. Lôgích hoạt động có từmắt xích của các điểm nối, chúng cùng tạo nên tính liên tục của cấu trúc truyện kể. Việc vận dụng kỹthuật này dẫn đến “sựloại bỏtrật tựthời gian” bằng cách làm nổi bật lôgích tựsựẩn sau thời gian tựsự. Rốt cuộc, truyện kểcó thểquay vềvới tổhợp của một vài đơn vịmang kịch tính (hứa hẹn, phản bội, cản trở, giúp đỡv. v. . . ), qua đó, các đơn vịcũng là những bệbiến hoá của hànhđộng. Nhưvậy, mỗi điểm nối của hành động đều khép lại khảnăng khác đã được mởcủa cái trước nó. Những đơn vịnhỏsát nhập vào các đơn vịlớn hơn bằng sựkết nối các mắt xích của chúng. Ví dụsựgặp gỡche lấp những hoạt động nhỏhơn nhưđến gần, gọi tên, chào hỏi v. v. . . Giải thích một câu chuyện nào đó có nghĩa là chúng ta nắm bắt sựkết nối, cái kết cấu dễthay đổi của quá trình các hành động sát nhập vào nhau.

Các mối quan hệcó tính chất giống nhau của những người hành động “trong truyện kểphù hợpvới hàng loạt các đơn vịvà sựhoà nhập vào nhau của các hoạt động. Ởđây, chúng tôi không hiểu các nhân vật nhưlà các chủthểtâm lý học có sựtồn tại riêng, mà đó là các vai phù hợp với những hoạt động đã được hình thức hoá trong bản thân chúng. Chỉcócác vịngữcủa hoạt động, các trục ngữnghĩa của câu và truyện kểlà quyết định những người hành động: người hành động là người. . . , người có. . . , người bị. . . , người cùng. . . v. v. . . Hành động xảy ra đó là việc có người hứa hẹn, người chấp nhận điều hứa hẹn, là người cho, người nhận v. v. . . Nhưvậy, sựphân tích cấu trúc làm nổi bật cái tôn ti phụthuộc lẫn nhau của người hành đng và hành đng.

Bằng cách này chỉcòn lại việc chúng ta phải sắp xếp truyện kểvà đưa nó trởlại sựgiao tiếp tựsự.Nhưvậy có nghĩa là diễn ngôn được gửi đến người nhận thông qua người kểchuyện. Tuy nhiên, sựphân tích cấu trúc phải tìm trong văn bản những người đối thoại; chỉcó những dấu hiệu thuộc vềviệc xây dựng truyện kểlà có thểgiúp nhận ra người kểchuyện. Vượt qua ba bình diện (hành động, chủthểhành động và truyện kể) thì không có gì thuộc vềkhoa ký hiệu học, chỉcó người sửdụng truyện kểlà có thếgiới của mình, cái thếgiới có thểthuộc vềnhững ngành ký hiệu học khác (các hệthống xã hội, kinh tế, tưtưởng), nhưng những ngành này lại không mang tính chất ngôn ngữhọc. Việc chuyển dịch sang lý luận truyện kểcủa mô hình ngôn ngữnào đó đã chứng thực một cách chính xác điều chúng tôi nhận định từđầu: ngày nay, sựgiải thích không còn là khái niệm lấy từkhoa học tựnhiên đưa sang lĩnh vực xa lạ, lĩnh vực của những ký ức được viết ra. Khái niệm giải thích cũng xuất xứtừlĩnh vực ngôn ngữ, từsựchuyển dịch tương tựcủa những đơn vịnhỏhơn của ngôn ngữđến các đơn vịlớn ởtrên câu nhưlà truyện kể, folklore, thần thoại. Do đó, chúng ta không đối lập sựdiễn giải với mô hình nằm ngoài các khoa học tinh thần, nếu ta cho nó ý nghĩa đi chăng nữa. Nó sẽgây tranh luận với mô hình dễhiểu mà chúng ta có thểnói rằng ngay từkhi ra đời đã thuộc vềcác khoa họctinh thần, thuộc vềmột trong những đỉnh cao của các khoa học này là ngôn ngữ học.

Do vậy, sựtranh luận giữa giải thích và diễn giải đều ởtrên lĩnh vực đó, lĩnh vực ngôn ngữ.

Hướng tới khái niệm diễn giải mới

Bây giờchúng ta hãy xem xét thái độkhác đối diện với văn bản mà ta gọi là sựdiễn giải. Trước tiên chúng ta đối chứng với khái niệm giải thích đểđưa ra khái niệm diễn giải, theo cách làm của Dilthey. Tuy nhiên, nhưchúng ta sẽthấy ởnhững phần tiếp theo, từng bước chúng ta đến với mối quan hệbổsung và tương tác chặt chẽhơn giữa giải thích và diễn giải.

Một lần nữa, chúng ta hãy xuất phát từsựđọc. Chúng ta từng nói có hai phương thức đọc dành cho chúng ta. Thông qua việc đọc, chúng ta kéo dài và làm gia tăng sựbấp bênh liên quan đến sựthông báo của văn bản dành cho thếgiới bên ngoài và của chủthểnói dành cho công chúng đọc.Đây là thái độgiải thích. Nhưng chúng ta cũng có thểcắt đứt sựbấp bênh này và làm cho văn bản được trọn vẹn trong lời nói thật sự. Thái độthứhai này là mục đích chính của sựđọc. Điều này cho thấy bản tính đích thực của sựbấp bênh, cái phẩm chất làmcho văn bản vận động hướng tới nghĩa. Ngay cảphương thức đọc thứhai này cũng không có được nếu nó không cho thấy, trước hết, văn bản nhưlà cái được viết ra, nó chờđược đọc và mời gọi đọc. Có được sựđọc là vì văn bản không khép lại mà là mởra sựviệckhác. Đọc có nghĩa là kết nối sựbiểu lộmới với sựbiểu lộcủa văn bản. Sựkết nối của sựbiểu lộnào đó với một sựbiểu lộkhác thểhiện trong kết cấu văn bản vềcái khảnăng bắt đầu lại mang tính nguyên khởi, là tính chất mởcủa văn bản. Sựdiễn giải văn bản là kết quảcụthểcủa sựkết nối và bắt đầu này.

Thoạt đầu chúng tôi có ý nghĩ rằng cần phải tạo ra khái niệm svn dng đối lập với khái niệm gii thích. Thao tác này không đẩy chúng tôi ra khỏi Dilthey một cách đáng kể, ngoại trừcái bối cảnh là khái niệm giải thích đứng đối diện đã vững vàng, vì nó xuất xứtừngôn ngữhọc và ký hiệu học thay vì được chúng tôi lấy từcác khoa học tựnhiên.

Trong ý nghĩa nguyên khởi này thì sựdiễn giải giữlại tính chất chiếm hu mà Schleiermacher, Dilthey và Bultmann đã nhận ra. Thực ra, chúng tôi không rời bỏý nghĩa này, mà chỉlàm cho nó trởnên gián tiếp nhờsựgiải thích thay vì chúng tôi đối chứng với nó một cách ngây thơ, trực tiếp. Tôi hiểu sựchiếm hữu là sựdiễn giải văn bản đến cùng, đạt tới đỉnh điểm trong sựdiễn giải chính mình của một chủthểnào đó, người mà qua sựdiễn giải văn bản càng hiểu hơn, hiểu khác đi hoặc mới bắt đầu hiểu chính bản thân. Sựhoàn hảo trong việc hiểu chính bản thân thông qua sựhiểu văn bản là đặc trưng cho loại triết học ngẫm nghĩ mà tôi gọi là tưduy cụthểtrong những trường hợp khác nhau. Tường giải học và triết học ngẫm nghĩ, bằng cách này, đã bổsung lẫn nhau. Một mặt, việc hiểu bản thân xẩy ra với người né tránh sựhiểu các kí hiệu văn hoá thông báo làm hình thành cái tôi, mặt khác, sựhiểu văn bản không phải là sựkết thúc chính nó (văn bản), mà đó là sựchuyển tiếp mối quan hệcủa chủthểđến với cái tôi, người không tìm thấy ý nghĩa của đời sống trong giới hạn của tưduy tựphát. Tức là bên cạnh những điều kiện nhưnhau, chúng ta cần phải nói rằng không có sựchuyển tiếp các dấu hiệu nghĩ ngợi và các tác phẩm thì sựgiải thích văn bản cũng không là cái gì cả, nếu nó không bắt rễvào quá trình tựhiểu bản thân nhưlà yếu tốquá độ. Nói một cách ngắn gọn, trong nghiền ngẫm tường giải học – hoặc trong tường giải học ngẫm nghĩ – thì sựthiết lập của cái tôi và của ý nghĩa là một.

Tôi xin nhấn mạnh hai đặc điểm nữa khi nói đến khái niệm chiếm hu. Một trong những mục đích cuối cùng của mọi loại tường giải học là tiếp tục sựtranh đấu chống lại khoảng cách văn hoá. Chỉcó thểnắm bắt được cuộc tranh đấu này bằng những khái niệm thời gian nhưlà cuộc chiến chống lại sựrời xa thếkỷ,hoặc nói một cách tường giải học hơn nhưlà cuộc chiến của ý nghĩa và hệthống giá trịchống lại sựrời xa của cái mà ởđó văn bản được thiết lập. Trong ý nghĩa này thì văn bản “đưa đến gần hơn”, “làm cho cân bằng”, “giống với người đương thời và trởthành người đương thời”. Điều đó có nghĩa là văn bản làm thay đổi cái lúc đầu còn xa l trởthành shu, ca riêng.

Phân tích sựdiễn giải nhưlà sựchiếm hữu, chủyếu chúng tôi muốn nhấn mạnh “thời gian tính”: sựđọc giống nhưsựtrình diễn bảng tổng phổâm nhạc; nó đánh dấu việc thực hiện những khảnăng ngữnghĩa của văn bản và sựcó mặt của nó. Đặc điểm sau cùng là quan trọng nhất bởi vì điều kiện của cảhai đặc điểm khác là: chiến thắng khoảng cách văn hoá và sựnhất thểhoá giữa văn bản và sựdiễn giải bản thân của người đọc. Trong thực tế, đặc điểm của việc thực hiện sựdiễn giải cho thấy diện mạo xác định của sựđọc, nghĩa là sựđọc làm cho sựthểhiện của văn bản trởnên trọn vẹn trong chiều kích giống với lời nói. Cái mà chúng tôi giữlại từkhái niệm lời nói không phải là lời nói được phát âm, nói ra, mà là cái sựkiện của sựthểhiện, đúng nhưBenveniste khẳng định. Các câu của văn bản thểhiện hic et nuce (ởđây, bây giờ- N. D). Nhưthế, cái văn bản đã được làm cho “cập nhật”, tìm đến môi trường và người nghe, lấy lại sựvận động thông báo của nó đã bịgiữlại và trì hoãn đểhướng tới thếgiới và các chủthểtiếp nhận. Thếgiới này là thếgiới của người đọc, và chủthểchính là người đọc. Trong sựdiễn giải, sựđọc trởnên giống lời nói. Tôi không nói là nó trởthành lời nói, bởi vì không bao giờsựđọc đạt tới bằng việc thay đổi từngữbằng sựđối thoại, nhưngsựđọc thật sựđạt tới độđỉnh điểm trong hành vi quan hệvới văn bản giống nhưlời nói với ngôn ngữ; nó là sựkiện, cái sựkiện của diễn ngôn.

Văn bản đã có ý nghĩa là những mối quan hệbên trong, cấu trúc của nó; chỉbây giờnó mới có nghĩa, và sựthực hiện nghĩa này có trong lời nói riêng của chủthểđọc. Thông qua ý nghĩa, văn bản chỉcó trước chiều kích ký hiệu học, và giờđây thông qua nghĩa của nó, văn bản có được sựmởmang ngữnghĩa.

Chúng ta hãy dừng lại ởđây. Chúng tôi đã đạt tới điểm nhạy cảm của các lập luận, nơi sựdiễn giải được hiểu nhưlà sựchiếm hữu trong ý nghĩa của phân tích cấu trúc, nó còn nằm ngoài sựgiải thích. Ởnhững phần tiếp sau đây, chúng tôi sẽđối chứng sgiithích với sdin gii nhưlà hai thái độ; phải có sựlựa chọn rõ ràng giữa hai thái độđó.

Tôi những muốn vượt lên mâu thuẫn tương phản và làm nổi bật sựchia tách làm cho sựphân tích cấu trúc và tường giải học bổsung lẫn nhau.

Chính vì vậy, tôi cần phải cho thấy rằng cảhai thái độđối đầu nhau này dựa vào nhau nhưthếnào thông qua những đặc điểm riêng.

Chúng ta lấy lại những ví dụcủa phân tích cấu trúc từlý thuyết thần thoại và truyện kể. Chúng tôi đã cốgắng gắn bó bản thân với khái niệm ý nghĩa phù hợp với sựsắp xếp các yếu tốsáng tạo nên văn bản nào đó một cách nghiêm túc, theo nhưcách hành động và các phân đoạn của người hành động hoà hợp với toàn bộtruyện kểđược xem là khép kín ởchính nó. Thực ra không ai dừng lại ởquan niệm hình thức đến mức đó vềý nghĩa truyện kểhay thần thoại. Ví dụ, cái mà Lévi Strauss gọi là mitema, và cái mà trong mắt ông có nghĩa là đơn vịxây dựng nên thần thoại, nó được thểhiện trong câu mang nghĩa riêng: Oidipusz giết cha, Œdipe lấy mẹlàm vợv. v. . . Chúng ta có thểnói rằng giải thích cấu trúc đã làm trung tính hoá ý nghĩa thực của các câu, rằng nó chỉgiữlại vịtrí đã có của chúng trong thần thoại? Tuy nhiên, cái gói quan hệmà Lévi Strauss đưa mitéma trởlại, vẫn còn thuộc vềbình diện câu và nghĩa; và cái trò chơi đối chứng xuất hiện ởbình diện rất trừu tượng này vẫn còn thuộc vềphạm vi của câu và nghĩa. Nếu chúng ta nói về“họhàng huyết thống” đã được đánh giá quá cao hoặc quá coi thường, vềtính bản địa hay không phải tính bản địa của con người, thìnhững mối quan hệnày vẫn còn có thểmô tảtrong hình thức của câu: tính huyết thống ởtrên tất cả, nhưng lại thấp hơn mối quan hệxã hội, ví dụtrong việc nghiêm cấm sựloạn luân v. v. . . Rốt cuộc, cái mâu thuẫn mà theo Lévi Strauss, thần thoại có vẻgiải quyết được, chính nó cũng thểhiện trong các mối quan hệthông báo nhưtác giảbuộc phải thừa nhận, khi ông viết: “Nguyên nhân của những sựlựa chọn này lộdiện, nếu chúng ta thừa nhận rằng tưduy thần thoại bắt nguồn từsựnhận biết những mâu thuẫn nhất định và nó cốgắng đạt tới sựhoá giải hài hoà những mâu thuẫn đó. ” (tr. 248). Ông còn viết: “Thần thoại là công cụlô gíchcó năng lực đối với sựchuyển tiếp giữa cuộc sống và cái chết”. (tr. 243). Phía sau thần thoại là câu hỏi có ý nghĩa, liên quan đến cuộc sống và cái chết. “Chúng ta sinh ra từmột hay hai nơi?” “Con người sinh ra từmột nơi hay từnơi khác?” Vềcơbản, vẫn là câu hỏi của sựlo âu ởtrên cảsựxuất xứcủa con người: Con người từđâu đến? Con người sinh ra từđất hay từbốmẹ? Cũng không có mẫu thuẫn, kểcảthểnghiệm hướng tới giải pháp cho câu hỏi đó, nếu không có những câu hỏi, những câu nói có ý nghĩa vềnguồn gốc và cái chết của con người. Chúng tôi cũng đã muốn cho vào ngoặc đơn cái chức năng của thần thoại nhưlà chức năng truyệnkểvềnguồn gốc con người. Phân tích cấu trúc không tránh được chức năng này, nó chỉđẩy ra xa hơn. Thần thoại không phải là bất kì cái gì, mà là người thực hiện lô gíchgiữa các câu hướng đến tình thếgiáp ranh, đến nguồn gốc và cuối cùng là đến cái chết,sựchịu đựng và hoạt động tình dục. Phân tích cấu trúc, chẳng những không làm cạn kiệt những câu hỏi chiều sâu mà còn làm việc đó ởmức sâu sắc hơn. Vậy phải chăng vai trò của phân tích cấu trúc là bác bỏcái ngữnghĩa bềmặt nào đó của thần thoại đã kểđểlàm nổi lên cái ngữnghĩa sâu xa nào đó, cái ngữnghĩa sống của thần thoại? Tôi muốn tin rằng nếu đấy không phải là chức năng của phân tích cấu trúc thì tôi đã giới hạn ởtrò chơi vô bổ, ởcái tổhợp buồn cười; và tôi tước đoạt thần thoại khỏi cái chức năng mà Lévi Strauss cũng thừa nhận, khi ông công bốrằng tưduy thần thoại toát lên từý thức của những mâu thuẫn nhất định và nó cốgắng có giải pháp đi trước cho những mâu thuẫn đó. Sựý thức này là ý thức vềsựtồn tại, nơi tưduy thần thoại quay quanh.Loại bỏý định có ý nghĩa này có nghĩa là chúng ta giới hạn lý thuyết thần thoại ởlời cáo phó của diễn ngôn vô vịcủa nhân loại. Nếu ngược lại, chúng ta xem phân tích cấu trúc là giai đoạn cần thiết nào đó giữa những sựdiễn giải ngây thơvà phê phán, hời hợt và sâu sắc, thì lúc đó sựgiải thích và diễn giải có thểcó sựchuyển dịch trởlại duy nhất, phụthuộc vào tường gii hc; và chúng ta hội tụthái độmâu thuẫn của gii thích và hiu vào sựđọc nhưlà hội nhập vào khái niệm chinh phục lại ý nghĩa.

Nếu ởđiểm này chúng ta quay vềvới thành viên thứhai của cặp đối lập khởi đầu thì tức là chúng ta có thểđi được một bước nhiều hơn theo hướng hoà hợp giữa giải thích và diễn giải. Cho đến lúc này, chúng tôi đã làm việc bằng khái niệm diễn giải, một khái niệm rất mang tính chủquan. Chúng tôi nói, diễn giải có nghĩa là sựchiếm hữu hic et nunc (ởđây bây giờ) của ý đồvăn bản. Với nhận định này, chúng tôi đã ởlại trong vùng “sựhiểu” của Dilthey. Nhưng điều mà vừa rồi chúng tôi khẳng định vềngữnghĩa sâu xa của văn bản, vềcái ngữnghĩa mà sựphân tích cấu trúc nhắc đến, nó lưu ý chúng tôi hiểu rằng ý định hay mục đích của văn bản, trước hết không phải là ý đồgiảthiết của tác giả, không phải là cái mà nhà văn đã sống trải hoặc là nơi mà chúng ta có thểchuyển dịch vào, mà là cái văn bản muốn, cái mà văn bản muốn nói cho người tuân lệnh nó. Văn bản muốn chúng ta chuyển dịch vào ý nghĩa của nó, theo nội dung khác của từý nghĩa, vào cái hướng đồng nhất với nó. Nếu ý định là ý định của văn bản và ý định này là hướng mà nó mởcho tưduy, thì lúc đó chúng ta, vềcơbản, cần phải hiểu cái ngữnghĩa sâu xa một cách năng động. Vậy tôi nói rằng: Gii thích nghĩa là chúng ta gii phóng cu trúc, tc là các mi quan hphthuc bên trong to nên stĩnh ti ca văn bn; còn din gii có nghĩa là chúng ta la chn con đường suy tưđngca văn bn, chúng ta lên đường vnơi mà văn bn hướng ti. (N. D nhấn mạnh). Nhận định này lưu ý chúng ta phải sửa đổi khái niệm diễn giải khởi thuỷcủa mình, phải tìm kiếm ởhoạt động chủquan của sựdiễn giải nhưlà tìm kiếm hoạt động diễn giải khách quan vềvăn bản, nó là hoạt động của văn bản.

Ví dụsau đây tôi lấy từbài viết của mình vềsựchú giải câu chuyện Đấng sáng tạo. (Sách Sáng thếI – II, 4a): qua đó, sựchú giải nêu lên trò chơi của hai câu chuyện bên trong văn bản, một Tatberich mà trong đó sựsáng tạo được thểhiện nhưlà hành động kểchuyện: “Đức Chúa trời sáng tạo nên. . . và một Wortberich là lời nói kểchuyện: “Đức Chúa trời phán rằng. . . ” Chúng ta có thểnói rằng câu chuyện đầu tiên thực hiện vai trò truyền thống, câu chuyện thứhai thểhiện vai trò của sựdiễn giải. Trong trường hợp này điều đáng chú ý là sựdiễn giải trước khi là hoạt động chú giải thì đã là hoạt động của văn bản: mối quan hệcủa truyền thống và sựdiễn giải làmi quan hnm trong văn bn. Sựdiễn giải đối với sựchú giải có nghĩa là sựchuyển dịch được định hướng nhờmối quan hệdiễn giải mà văn bản có được.

Nhưchúngta đã thấy, trong khái niệm sựdiễn giải khách quan nằm trong văn bản trên đây không có gì là lạlẫm. Thậm chí, nó cũ đến mức xứng đáng cạnh tranh với khái niệm chủquan vềsựdiễn giải mà nhưchúng ta biết, nó liên hệvới vấn đềhiểu cái khác thông qua những ký hiệu nói vềđời sống ý thức riêng của cái khác đó. Vềphần mình, tôi liên hệmột cách quảquyết khái niệm diễn giải mới này với khái niệm Vsdin gii, cũng là tựa đềcủa một công trình của Aristole. Hermenetia của Aristole – khác với kỹthuật chú giải học của những thầy bói và những người diễn giải sấm truyền – bản thân nó là hoạt động của ngôn ngữđược thực hiện bằng các sựviệc. Diễn giải đối với Aristole không phải là cái mà chúng ta thực hiện ởmột ngôn ngữthứhai trong sựliên đới đầu tiên, mà là cái mà ngôn ngữđầu tiên thực hiện trong khi nó chuyển tiếp mối quan hệcủa chúng ta đối với các sựviệc thông qua các ký hiệu. Tức là sựdiễn giải, theo ý nghĩa của lời bình luận của Boethius, chính là tác phẩm củavox significativa per se ipsam aliquid significans, sive complexa, sive incomplexa. Nhưvậy, tên, động từ, diễn ngôn là cái diễn giải ởmức mà nó có nghĩa.

Đúng là sựdiễn giải theo quan niệm của Aristole không chuẩn bịcho việc hiểu mối quan hệnăng động giữa nhiều bình diện nghĩa của văn bản. Trong thực tế, ông đặt điều kiện tiên quyết vềlý thuyết lời nói chứkhông phải lý thuyết văn bản:. . . “Những gì vang lên trong lời nói là những dấu hiệu của nội dung tâm hồn, còn những điều mà chúng ta mô tảlà dấu hiệu của những gì đã vang lên trong lời nói” [3]. Chính vì thếmà sựdiễn giải bịhoà lẫn với chiều kích ngữnghĩa của lời nói: sựdiễn giải chính là diễn ngôn, hoàn toàn là diễn ngôn. Do đó, tôi giữlại ý nghĩ có từAristole, rng sdin gii là sdin gii trên ngôn ngtrước khi nó là sdin gii vngôn ng. (N. D nhấn mạnh).

Tôi tìm ởCharles Sanders Peirce khái niệm diễn giải gần hơn với cái mà sựchú giải làm cho nó trởnên cần thiết, nó làm cho sựdiễn giải liên quan với truyền thống ởbên trong văn bản. Theo Pierce, mối quan hệcủa ký hiệu đối với sựvật giống nhưmột mối quan hệkhác, mối quan hệcủa người diễn giải đối với ký hiệu, và nó có thểquan hệvới cái trước đó. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là mối quan hệcủa ký hiệu đến người diễn giải là mối quan hệmở, trong ý nghĩa là luôn luôn có người diễn giải khác, thích hợp cho việc chuyển tiếp mối quan hệđầu tiên. Giống nhưG. G. Granger trong tác phẩm Tiu lun vtriết hc phong cách được xác lập một cách rất chính xác rằng: “Người diễn giải xuất hiện trong tâm hồn chúng ta thông qua ký hiệu không thểlà kết quảcủa sựsuy diễn vô điều kiện cái lấy khỏi ký hiệu điều gì đó mà lẽra nó đã chứa đựng. Diễn giải là sựbình luận, định nghĩa, giải thích ký hiệu trong mối quan hệvới đối tượng. Bản thân nó cũng là sựthểhiện tượng trưng. Chỉcó đặc điểm chung ít nhiều không hoàn thiện của kinh nghiệm người nói và người tiếp nhậnlà làm cho sựliên kết ký hiệu – người diễn giải trởthành có thể, dù nó phải thực hiện thông qua quá trình tâm lý nhưthếnào đi nữa. . . Kinh nghiệm luôn luôn là cái không giới hạn hoàn toàn vào ý nghĩa của ký hiệu hoặc vào đối tượng mà chúng tôi đã nóilà cấu trúc. Từđây xuất hiện tính không xác định của “dòng diễn giải” kiểu Peirce.

Chắc chắn chúng ta cần phải vận dụng một cách thận trọng khái niệm người din gii của Peirce đối với sựdiễn giải các văn bản. Người diễn giải của Peirce diễn giải các kýhiệu, trong khi các nhà diễn giải của chúng ta diễn giải những điều thổlộ. Tuy nhiên, sựvận dụng sựdiễn giải chuyển từcác đơn vịnhỏđến các đơn vịlớn ít nhiều cũng không giống với việc chuyển sang các đơn vịcó đẳng cấp ngang bằng hoặc cao hơn ởcácnhà cấu trúc. Kết cấu âm vịhọc của ngôn ngữởchủnghĩa cấu trúc nhưlà mô hình mã hoá phục vụcho các cấu trúc biểu hiện ởmức cao hơn. Trong trường hợp của chúng tôi thì đặc điểm của các đơn vịtừvựng được chuyển sang bình diện của những điều thổlộvà các văn bản. Nếu chúng ta hoàn toàn có ý thức vềtính chất tương đồng của sựtiếp biến thì chúng ta có thểnói rằng sựdiễn giải là mở, nó được xây dựng trên mối quan hệgiữa ký hiệu và đối tượng, đưa mối quan hệcủa bộba đối tượng – ký hiệu – người diễn giải đến với sựthểhiện. Và đây có thểlà mô hình cho một bộba khác được xây dựng trên bình diện văn bản: văn bản chính là đối tượng, ký hiệu, và cái ngữnghĩa được giải phóng bởi phân tích cấu trúc; còn những người diễn giải là do cộng đồng diễn giải tạo nên, là những sựdiễn giải gắn liền với tính năng động của văn bản, nhưlà công việc liên quan đến ý nghĩa của văn bản. Những diễn giải đầu tiên của loạt diễn giải này tạo nên truyền thống cho những diễn giải đến sau, chúng tạo nên sựdiễn giải đích thực.

Nhờđược chuẩn bịbằng khái niệm sựdiễn giải của Aristole và cơbản là khái niệm diễn giải kiểu Peirce, chúng tôi có khảnăng đưa khái niệm diễn giải của mình ra khỏi tâm lý học, – trong khảnăng có thể- đểcho nó quan hệvới sựviệc đang diễn ra trong văn bản. Sựdiễn giải từđây đối với sựchú giải có nghĩa là nó chuyển dịch vào hướng mối quan hệdiễn giải của văn bản.

Chúng tôi vẫn chưa loại bỏý nghĩ vềsựdiễn giải được hiểu nhưlà sựchiếm hữu, mà chỉđưa nó sang khái niệm quá trình. Sựdiễn giải chuyển dịch ởranh giới bên ngoài, cái mà ởtrên chúng tôi gọi là vòng tường phải học, nó tạo nên cái trụcuối cùng của chiếc cầu, sựbám chặt vào lòng đất có thực của vòm đỡ. Tuy nhiên, toàn bộlý luận của tường giải học nằm trong sựchuyển tiếp sựchiếm hữu thông qua hàng loạt diễn giải thuộc vềhoạt động hướng tới chính nó của văn bản. Tức là sựchiếm hữu mất đi tính chuyên chếmột khi đó là sựkhởi đầu lại của cái đang hoạt động, đang làm việc, tức là sựsinh thành của nghĩa trong văn bản. Lời tường giải giống nhưnói lại, làm cho lời của văn bản trởnên mới mẻ.

Cuối bài viết chúng tôi mới thấy rằng sựđọc là hoạt động thật sự mà ở đó số phận của văn bản được hình thành trọn vẹn. Chính ngay ở trung tâm sự đọc có sự đối diện và hoà hợp đến vô cùng giữa giải thích và diễn giải.

 

Trương Đăng Dung dịch

từ bản tiếng Hungary: Paul Ricoeur, Nhng bài viết lý lun văn hc chn lc
trong sách của Jeneyéva (Nhiều người dịch, Nxb. Osiris, Budapest, 1999)

Nguồn Văn hóa Nghệ An

 

 


[1] Wilhelm Dilthey: Xây dng thếgii lch strong các khoa hc tinh thn. (Erdély Ágnes dịch, Budapest, 1974, Nxb. Gondolat, trang 493).

[2] Wilhelm Dilthey: Sđd. trang 493.

[3] Aristole: Hermeneutika. Ronafalv Ödön dịch, Nxb. Kossuth, Budapest, 1994, trang 5-11.

Học Viết
Học Viết là chuyên trang về tuyển chọn các áng văn chương Việt Nam, qua đó giúp cho độc giả nắm được thế nào là một bài viết hoặc một tác phẩm hay.
Share:

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *