TỔNG QUAN VĂN HỌCTriết lý cái đẹp

Tại Sao Văn Chương? Why Literature? – Mario Vargas Llosa

MARIO VARGAS LLOSA

(1936~)

Mario Vargas Llosa được trao giải Nobel Văn Chương năm 2010 trước hết với tư cách một người viết tiểu thuyết lớn, người đã “khắc họa những cơ cấu quyền lực”, “những hình ảnh sắc sảo về những cuộc phản kháng, nổi loạn và thất bại của cá nhân” trong xã hội hiện đại, như lời phát biểu của Hàn Lâm Viện Thụy Điển. Tuy nhiên, không nên quên Llosa còn là một cây bút đa thể loại (multi-genre writer). Ngoài truyện, ông còn viết kịch, viết kịch bản phim, viết báo, viết phê bình và tiểu luận văn học. Ở lãnh vực nào ông cũng có những thành tựu xuất sắc. Công trình phê bình của ông về Gabriel García Márquez (García Márquez: Story of a Deicide , 1971) — nguyên thủy là một luận án tiến sĩ, sau được in thành sách, dày trên 800 trang — cho đến nay vẫn được xem là cuốn sách sâu sắc nhất về tác giả cuốn Trăm năm cô đơn. Những cuốn sách của Llosa về Gustave Flaubert, (The Perpetual Orgy: Flaubert and “Madame Bovary” , 1975), về Jean-Paul Sartre và Albert Camus (Between Sartre and Camus, 1981), và về Victor Hugo (The Temptation of the Impossible, 2004) được đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, Llosa còn viết rất nhiều tiểu luận. Theo Llan Stavans, giáo sư văn học tại Amherst College và là chủ biên cuốn tuyển tập văn học Latin (The Norton Anthology of Latino Literature), sự nghiệp văn học của Llosa có thể được chia thành hai giai đoạn: trước và sau khi ông ứng cử Tổng thống tại Peru vào năm 1990. “Trước, ông là một nhà văn và là một chính trị gia tập sự; văn chương là một ám ảnh. Sau, tiểu thuyết không còn làm ông bận tâm nhiều nữa. Thay vào đó, ông là một tiểu luận gia xuất sắc hàng đầu.”

Các bài tiểu luận văn học của Vargas Llosa là kết tinh của một tri thức uyên bác của một giáo sư đại học lâu năm và nổi tiếng và một sự nhạy cảm phi thường của một nhà văn bậc thầy. Dĩ nhiên, trong cách nhìn của ông về văn học không phải không có vấn đề, ví dụ sự nghi ngờ của ông đối với các phát minh kỹ thuật mới gắn liền với sinh hoạt văn học trên thế giới trong những năm gần đây. Tất cả những ưu và khuyết điểm ấy có thể dễ dàng được nhìn thấy trong bài tiểu luận “Tại sao văn chương” dưới đây.

Phan Quỳnh Trâm (2010)

TẠI SAO VĂN CHƯƠNG?

Tại các hội chợ sách hay các thư quán, tôi vẫn thường gặp cảnh một người đàn ông lịch sự đến và xin tôi chữ ký. “Để cho vợ tôi, con gái tôi, hay mẹ tôi”, ông ấy giải thích. “Cô/bà ấy là một người say mê đọc sách và yêu thích văn chương”. Tôi hỏi ngay: “Còn ông thì sao? Ông không thích đọc à?” Câu trả lời hầu như lúc nào cũng giống nhau: “Dĩ nhiên là tôi thích đọc, nhưng tôi bận bịu lắm.” Tôi đã nghe những lời giải thích như vậy cả hàng chục lần: người đàn ông ấy, cũng như hàng ngàn người đàn ông khác giống ông ta, có quá nhiều chuyện quan trọng để làm, có quá nhiều nghĩa vụ, có quá nhiều trách nhiệm trong đời sống, đến nỗi họ không có thể phí thời giờ quý báu của họ để vùi mình vào một cuốn tiểu thuyết, một tập thơ, hay một bài tiểu luận văn học từ giờ này qua giờ khác. Theo quan niệm phổ biến này, văn chương là một hoạt động có thể miễn trừ; hiển nhiên nó rất cao quý và hữu ích cho việc rèn luyện mỹ cảm và phong thái lịch lãm, nhưng chủ yếu nó chỉ là trò tiêu khiển, một thứ trang sức mà chỉ có những người có nhiều thời gian giải trí mới đáp ứng được. Nó là cái gì có thể lấp vào khoảng trống giữa các trận thể thao, các cuốn phim, một ván bài hay một ván cờ; và nó có thể bị hy sinh không chút đắn đo khi người ta dành “ưu tiên” cho những công việc và những bổn phận không thể buông bỏ trong cuộc đấu tranh sinh tồn.

Dường như rõ ràng là văn chương càng ngày càng trở thành một hoạt động của nữ giới. Trong các tiệm sách, các cuộc hội nghị hay các buổi đọc sách công cộng của các nhà văn, thậm chí, ngay trong các khoa nhân văn ở đại học, đàn bà rõ ràng là nhiều hơn đàn ông. Trước nay người ta vẫn thường giải thích là các phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu đọc nhiều vì họ làm việc ít giờ hơn nam giới, và quá nhiều phụ nữ cảm thấy họ có những lý do thích đáng hơn đàn ông để biện minh cho thời gian mà họ dành cho những chuyện huyễn tưởng và ảo tưởng. Tôi có phần dị ứng với lối giải thích căn cứ vào việc phân chia nam và nữ thành hai phạm trù đông cứng và gán cho mỗi phái tính những ưu và khuyết điểm đặc thù của nó; nhưng không nghi ngờ gì nữa là càng ngày số lượng độc giả văn chương càng ít, và trong số ít ỏi còn lại ấy, phụ nữ chiếm đa số.

Hiện tượng này hầu như diễn ra khắp nơi. Tại Tây-ban-nha, chẳng hạn, một cuộc thăm dò mới đây do Tổng Hội Nhà Văn Tây-ban-nha thực hiện cho thấy có một nửa dân số trong cả nước chưa bao giờ đọc một cuốn sách nào cả. Cuộc thăm dò cũng cho thấy, trong cái thiểu số người đọc sách, số phụ nữ thừa nhận có đọc sách cao hơn số nam giới khoảng 6.2 phần trăm, một sự chênh lệch có vẻ như đang lớn dần. Tôi vui cho những phụ nữ này, nhưng tôi cảm thấy buồn cho nam giới, và cho cả hàng triệu người có khả năng đọc nhưng lại không chịu đọc.

Họ khiến tôi thấy thương hại cho họ không phải chỉ vì họ không biết đến cái lạc thú mà họ đánh mất, nhưng còn vì tôi tin là một xã hội không có văn chương, hay một xã hội trong đó văn chương bị xua đuổi — như một tật xấu ngấm ngầm — ra ngoài lề đời sống xã hội và cá nhân, và bị biến thành một cái gì giống như một thứ giáo phái tà đạo, thì đó là một xã hội bị mắc đọa trở thành man rợ về phương diện tinh thần, và thậm chí có nguy cơ đánh mất nền tự do của nó. Tôi muốn đưa ra một số lập luận để phản đối cái ý tưởng cho văn chương là chuyện phù phiếm, và để bênh vực cho quan điểm xem nó là một trong những công việc tiên quyết và thiết yếu của trí tuệ, một hoạt động bất khả thay thế trong việc xây dựng công dân trong một xã hội hiện đại và dân chủ, một xã hội của những cá nhân tự do.

Chúng ta sống trong kỷ nguyên chuyên môn hoá kiến thức, nhờ sự phát triển phi thường của khoa học và kỹ thuật và từ việc phân mảnh tất nhiên của kiến thức thành vô số chuyên ngành hẹp khác nhau. Xu hướng văn hoá này, dù gì đi nữa, chắc hẳn sẽ nổi bật lên trong những năm sắp tới. Chắc chắn là việc chuyên môn hoá mang lại nhiều lợi ích. Nó mở ra những khám phá sâu hơn, những thí nghiệm lớn hơn; nó chính là động cơ của sự tiến bộ. Tuy nhiên, nó cũng có những hậu quả tiêu cực, vì nó xoá bỏ những đặc tính trí thức và văn hoá thông thường vốn cho phép nam và nữ cùng tồn tại, giao tiếp và có cảm giác liên đới với nhau. Chuyên môn hoá dẫn đến sự thiếu vắng mối cảm thông xã hội, đến việc phân chia con người vào những khu biệt cư (ghetto) của các kỹ thuật viên và chuyên viên. Sụ chuyên môn hoá kiến thức đòi hỏi những thứ ngôn ngữ chuyên môn hoá và những loại mã tự càng ngày càng có tính chuyên ngành, vì thông tin càng ngày càng trở thành chuyên biệt và khu biệt hoá. Đây là tình trạng đặc dị hoá và phân cách hoá mà một câu cách ngôn ngày xưa đã cảnh báo chúng ta: đừng quá chú mục vào cành hay lá mà quên chúng là bộ phận của cây; hoặc quá chú mục vào cây mà quên chúng là bộ phận của rừng. Ý thức về sự hiện hữu của rừng tạo nên cảm giác về tính khái quát, cảm giác về sự tuỳ thuộc, vốn là điều kiện nối kết xã hội lại với nhau và ngăn ngừa cho nó khỏi bị phân tán thành hằng hà sa số những sự cá biệt mang tính tự kỷ. Tính tự kỷ của quốc gia cũng như của cá nhân tạo nên bệnh hoang tưởng và sự cuồng sảng, bóp méo hiện thực, từ đó làm nảy ra ra sự thù hận, chiến tranh và ngay cả hoạ diệt chủng.

Trong thời đại của chúng ta hiện nay, khoa học và kỹ thuật không thể đóng một vai trò nhất quán, chỉ vì sự phong phú vô tận của kiến thức cũng như tốc độ tiến hoá của nó đã dẫn đến sự chuyên môn hoá và những điều khó hiểu của nó. Nhưng văn chương đã, đang và, cho đến chừng nào nó còn tồn tại, sẽ tiếp tục là một trong những mẫu số chung của kinh nghiệm nhân sinh qua đó loài người có thể nhận biết chính họ và có thể tương thoại với nhau, bất kể những khác biệt đến đâu chăng nữa về nghề nghiệp, về những dự định trong đời sống, về trú xứ địa lý và văn hoá, về hoàn cảnh riêng tư của từng người. Nó đã giúp cho các cá nhân, với tất cả những nét cá biệt của cuộc sống của họ, vượt qua lịch sử: với tư cách là độc giả của Cervantes, Shakespeare, Dante và Tolstoy, chúng ta hiểu nhau xuyên qua không gian và thời gian, và chúng ta cảm thấy chính mình là thành viên của cùng một chủng loại, bởi vì, qua những tác phẩm mà các nhà văn này đã sáng tạo, chúng ta học được điều gì chúng ta cùng chia sẻ với nhau như những con người, điều gì vẫn còn là đại đồng giữa tất cả chúng ta bên dưới cơ man những tiểu dị đã phân hoá chúng ta. Không có gì bảo vệ một con người tốt hơn trước sự ngu xuẩn của thành kiến, sự kỳ thị chủng tộc, óc bè phái trong tôn giáo và chính trị, và chủ nghĩa dân tộc độc tôn, cho bằng cái sự thật từng hiển lộ bất biến trong những tác phẩm văn chương lớn: rằng con người, nam cũng như nữ, thuộc mọi quốc gia và xứ sở, đều nhất thiết bình đẳng với nhau, và chỉ có sự bất công mới gieo rắc trong họ mầm mống của óc kỳ thị, nỗi sợ hãi và sự bóc lột.

Không có gì tốt hơn văn chương để dạy cho chúng ta thấy, giữa những sự dị biệt về sắc tộc và văn hoá, sự giàu có của di sản nhân loại, và biết quý trọng những sự dị biệt này như một thực chứng của sự sáng tạo đa diện của nhân loại. Đọc những áng văn chương hay là một kinh nghiệm lạc thú, dĩ nhiên; nhưng đó cũng còn là một kinh nghiệm để tìm hiểu chúng ta là gì và như thế nào, trong sự nguyên vẹn cũng như sự bất toàn của con người, với những hành động, những giấc mơ và những bóng ma của chúng ta, riêng lẻ cũng như trong những mối quan hệ nối liền chúng ta với kẻ khác, trong hình ảnh công cộng cũng như trong những góc khuất bí ẩn của ý thức chúng ta.

Cái tổng thể phức tạp của những sự thật đầy nghịch lý này — theo cách nói của Isaiah Berlin — đã làm nên chính bản chất của điều kiện nhân sinh. Trong thế giới ngày nay, cái kiến thức quán triệt và sinh động này về con người chỉ có thể được tìm thấy trong văn chương. Thậm chí không có bất cứ ngành nhân văn nào khác — kể cả triết học, lịch sử hay các bộ môn nghệ thuật, và chắc chắn không phải các bộ môn khoa học xã hội — có thể có được cái kiến quan nhất quán này, cái diễn ngôn phổ quát này. Ngay cả các ngành nhân văn cũng phải chịu thúc thủ trước sự phân hoá và vi phân hoá hiểm nghèo của kiến thức, tự cô lập trong những nhánh tri thức mang tính kỹ thuật càng ngày càng trở nên manh mún, ở đó, ý tưởng và từ vựng vượt ra ngoài tầm với của con người bình thường.

Một số phê bình gia và lý thuyết gia thậm chí còn muốn biến văn chương thành một khoa học. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra bởi tác phẩm hư cấu không hiện hữu để chỉ tra vấn một giới vực đơn lẻ của kinh nghiệm. Nó hiện hữu để làm phong phú cái tổng thể của cuộc nhân sinh xuyên qua sự tưởng tượng, một cái tổng thể không thể bị chia cắt, tháo rời, hay giảm thiểu thành một chuỗi những sơ đồ hay công thức mà không bị biến mất. Đó chính là ý nghĩa của cái kiến quan của Proust rằng “cuộc nhân sinh thực sự, mà cuối cùng sẽ được hiển lộ, cuộc nhân sinh duy nhất được sống một cách trọn vẹn, là văn chương.” Nói thế, không phải là ông đang phóng đại và cũng không phải là ông chỉ đang diễn tả tình yêu đối với nghiệp văn của chính mình. Ông đang xiển dương cái dự kiến đặc thù rằng, nhờ văn chương, cuộc nhân sinh sẽ được hiểu rõ hơn và được sống tốt hơn, và rằng để sống cuộc nhân sinh một cách trọn vẹn hơn người ta cần phải sống nó và chia sẻ nó với những kẻ khác.

Mối tương giao thân ái mà văn chương thiết lập giữa người và người, thúc đẩy họ đối thoại với nhau và làm cho họ có ý thức về một nguồn gốc chung và một mục tiêu chung, là mối tương giao vượt qua mọi giới hạn mang tính thời gian. Văn chương đưa chúng ta trở lại quá khứ và nối liền chúng ta với những con người của những thời đại đã qua, những con người đã đặt ra những câu chuyện, đã thưởng thức và đã mơ mộng qua những văn bản truyền lại cho chúng ta, những văn bản hôm nay cho phép chúng ta cũng thưởng thức và mơ mộng như thế. Cái cảm nhận mình là thành viên trong kinh nghiệm nhân sinh tập thể vượt qua thời gian và không gian này là thành tựu lớn nhất của văn hoá, và không có gì đóng góp nhiều hơn vào việc phục hồi nó trong từng thế hệ cho bằng văn chương.

Borges luôn luôn cảm thấy bực mình khi bị hỏi: “Văn chương dùng để làm gì?” Dường như ông cảm thấy đó là một câu hỏi ngu xuẩn; với câu hỏi đó, ông chỉ muốn trả lời: “Chẳng có ai lại hỏi tiếng hót của chim hoàng yến hay cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp để làm gì.” Nếu những cái đẹp như thế hiện hữu, và nếu, nhờ chúng, cuộc sống bớt xấu và bớt buồn đi, dù chỉ trong một thoáng, thì việc tìm kiếm những lý do thực tế để biện giải cho nó không phải là quá đỗi nhảm nhí sao? Nhưng cái câu hỏi ấy dù sao cũng là một câu hỏi hay. Bởi vì tiểu thuyết và thơ không giống với tiếng chim hót hay cảnh mặt trời lặn xuống chân mây; bởi vì chúng không được tạo ra một cách tình cờ hay tự nhiên. Chúng là những sáng tạo của con người, và bởi vậy, người ta có quyền hỏi tại sao chúng được sáng tạo, chúng được sáng tạo như thế nào, mục đích của chúng là gì và tại sao chúng lại tồn tại lâu đến như vậy.

Các tác phẩm văn chương được sinh ra, như những bóng ma vô hình tướng, trong đáy sâu ý thức của nhà văn, được phóng chiếu vào đó bởi sức mạnh tổng hợp của vô thức, và sự mẫn cảm của nhà văn trước thế giới chung quanh, và những cảm xúc của hắn; và chính từ tất cả những điều này, qua cuộc đấu tranh với chữ nghĩa, nhà thơ hay người kể chuyện dần dần tạo ra hình thức, thể mạo [của tác phẩm], sự chuyển động, tiết tấu, hoà điệu, và cuộc sống. Một cuộc sống hư tạo, dĩ nhiên, một cuộc sống được tưởng tượng ra, một cuộc sống được làm bằng ngôn ngữ — tuy vậy người ta vẫn tìm kiếm cuộc sống hư tạo này, có người thường xuyên tìm kiếm, có người thỉnh thoảng, bởi vì cuộc sống thực thì thiếu thốn đối với họ, và cũng không có khả năng ban phát cho họ những gì họ mong muốn. Văn chương không bắt đầu hiện hữu qua tác phẩm của một cá nhân riêng lẻ. Nó chỉ hiện hữu khi nó được người khác đón nhận và khi nó trở thành một phần của cuộc sống xã hội — khi nó, nhờ việc đọc, trở thành một kinh nghiệm được chia sẻ.

Một trong những hiệu quả lợi ích đầu tiên của văn chương diễn ra ở cấp độ ngôn ngữ. Một cộng đồng không có một nền văn chương bằng chữ viết thì sẽ tự diễn đạt ít chính xác hơn, ít phong phú về sắc độ tình cảm hơn, và cũng ít minh bạch hơn so với một cộng đồng nơi mà công cụ thông tri chính, tức là chữ viết, đã được trau dồi và được hoàn thiện qua các văn bản văn chương. Một nhân loại không đọc, không được văn chương chạm đến, thì giống như một cộng đồng mù điếc và mắc bệnh vong ngữ, phải chịu đựng những khó khăn to lớn trong việc thông tri do cái ngôn ngữ thô thiển của nó gây ra. Điều này cũng đúng cả với từng cá nhân nữa. Một người không đọc, hoặc đọc ít, hoặc chỉ đọc những thứ rơm rác, là một kẻ thiểu năng: hắn có thể nói rất nhiều nhưng chẳng phát biểu được bao nhiêu, bởi từ vựng của hắn thiếu thốn phương tiện để tự diễn tả.

Đây không chỉ là một sự hạn chế về ngôn ngữ. Nó còn thể hiện một hạn chế trong tri thức và trong sự tưởng tượng. Nó là sự nghèo nàn về tư tưởng, vì lý do đơn giản là những ý tưởng, những khái niệm mà xuyên qua đó chúng ta nắm bắt được những bí ẩn của điều kiện nhân sinh, không thể tồn tại bên ngoài ngôn từ. Chúng ta học cách nói một cách chính xác — và sâu sắc, mạnh mẽ, tinh tế — từ những áng văn chương hay, và chỉ từ những áng văn chương hay mà thôi. Không có bất cứ chuyên ngành hay bộ môn nghệ thuật nào khác có thể thay thế văn chương trong việc thủ tác thứ ngôn ngữ mà con người cần để thông tri. Phát ngôn trôi chảy, sở hữu và tuỳ nghi sử dụng một ngôn ngữ phong phú và sinh động, có khả năng tìm ra lối diễn tả thích nghi cho mọi ý tưởng và mọi cảm xúc mà ta muốn truyền đạt, tức là được chuẩn bị tốt hơn để suy nghĩ, để giảng dạy, để học hỏi, để đàm thoại, và cũng để tự do tưởng tượng, để mơ mộng, để cảm nhận. Một cách kín đáo, chữ nghĩa vọng âm trong mọi hành động của chúng ta, kể cả những hành động ngỡ như không dính líu gì đến ngôn ngữ. Và khi ngôn ngữ phát triển, nhờ văn chương, và đạt đến cao độ của sự tinh xảo và phong cách, nó làm gia tăng khả năng thưởng thức của con người.

Văn chương thậm chí còn ban cho tình yêu, dục vọng và cả hành động tính giao cái phẩm cách của sự sáng tạo nghệ thuật. Không có văn chương, ngôn ngữ nhục cảm sẽ không hiện hữu. Tình yêu và lạc thú sẽ nghèo nàn hơn, chúng sẽ thiếu hẳn sự tao nhã và tinh tế, chúng sẽ không thể đạt tới độ mãnh liệt mà sự phóng tưởng trong văn chương mang lại. Không phải là cường điệu khi nói rằng một cặp tình nhân đã từng đọc Garcilaso, Petrarch, Gongora hay Baudelaire sẽ đánh giá lạc thú và nghiệm sinh lạc thú cao hơn những người mù chữ đã bị những tập phim tình cảm xã hội trên truyền hình biến thành những kẻ ngớ ngẩn. Trong một thế giới mù chữ, tình yêu và dục vọng sẽ không khác gì những thứ làm thoả mãn thú tính, chúng cũng không vượt qua khỏi sự thoả mãn thô lậu của những bản năng sơ khai.

Các phương tiện truyền thông thính thị cũng không được trang bị để có thể thay thế văn học trong việc dạy con người sử dụng một cách tự tin và khéo léo những khả tính phong phú phi thường mà ngôn ngữ hàm chứa. Ngược lại, những phương tiện truyền thông thính thị có khuynh hướng hạ thấp ngôn từ xuống mức độ thứ cấp so với hình ảnh, vốn là thứ ngôn ngữ tiên khởi của những phương tiện truyền thông này; và hạn chế ngôn ngữ vào việc diễn đạt bằng lời nói, đến mức tối thiểu cần thiết, rời xa khỏi phương diện văn bản bằng chữ viết của nó. Đánh giá một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình có tính “văn chương” là một cách bày tỏ lịch sự để nói rằng nó nhàm chán. Vì lý do này, các chương trình văn học trên đài phát thanh hoặc trên đài truyền hình hiếm khi thu hút được quần chúng. Theo như tôi biết, trường hợp ngoại lệ duy nhất cho quy luật này là chương trìnhApostrophes của Bernard Pivot ở Pháp. Và điều này khiến tôi nghĩ rằng văn chương không chỉ là điều kiện thiết yếu để có được một kiến thức đầy đủ và sự tinh thông ngôn ngữ, mà số phận của nó còn vĩnh viễn gắn liền với số phận của sách in, cái sản phẩm kỹ nghệ mà nhiều người hiện nay tuyên bố là đã hết thời.

Điều này làm tôi nhớ đến Bill Gates. Cách đây không lâu ông đã đến Madrid và ghé thăm Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Tây-ban-nha sau khi viện này tham gia vào một dự án chung với Microsoft. Bên cạnh những điều khác, Gates đã cam đoan với các thành viên của Viện Hàn Lâm rằng chính ông sẽ bảo đảm rằng ký tự “fl” không bao giờ bị gỡ bỏ khỏi phần mềm máy computer — một lời hứa khiến cho 400 triệu người nói tiếng Tây-ban-nha ở khắp năm châu thở phào nhẹ nhõm, bởi sự loại bỏ một ký tự quan trọng như vậy khỏi không gian mạng sẽ gây ra nhiều vấn đề to lớn. Tuy nhiên, ngay sau khi bày tỏ một sự nhượng bộ ưu ái đối với tiếng Tây-ban-nha, và ngay cả trước khi rời khỏi khuôn viên của Viện Hàn Lâm, Gates lại thú nhận trong một cuộc họp báo là ông mong sẽ đạt được mục tiêu cao nhất của ông trước khi ông qua đời. Mục tiêu ấy, ông giải thích, là đặt dấu chấm hết cho giấy viết rồi sau đó là sách in.

Trong cách phán đoán của Gates, sách là những vật thể đã lỗi thời. Ông đưa ra lập luận rằng màn hình máy computer có thể thay thế giấy trong mọi chức năng mà trước nay giấy đã đảm nhiệm. Ông còn nhấn mạnh rằng, chẳng những ít phiền hà hơn, máy computer còn chiếm ít không gian hơn, dễ dàng vận chuyển hơn; và đồng thời việc truyền tải tin tức và văn chương bằng những phương tiện truyền thông điện tử này, thay vì báo giấy và sách in, sẽ có cái lợi về môi sinh trong việc ngăn chặn sự phá huỷ rừng cây, một tai hoạ vốn là hậu quả của kỹ nghệ giấy. Người ta sẽ tiếp tục đọc, Gates trấn an các thính giả của ông, nhưng họ sẽ đọc trên màn hình máy computer, và nhờ vậy môi trường sinh thái sẽ có nhiều chất diệp lục hơn.

Tôi không có mặt để nghe bài diễn văn ngắn ấy; tôi chỉ biết các chi tiết từ báo chí. Nếu tôi có mặt ở đó, chắc hẳn tôi đã la ó phản đối Gates khi ông tuyên bố một cách sỗ sàng cái ý định gửi thẳng tôi và các đồng nghiệp của tôi, những người viết sách, vào hàng ngũ những người thất nghiệp. Và tôi sẽ tranh cãi một cách quyết liệt đối với sự phân tích của ông ấy. Liệu màn hình có thể thay thế sách trên mọi phương diện? Tôi không chắc. Tôi hoàn toàn nhận thức được cuộc cách mạng to lớn mà những công nghệ mới như Internet đã đem lại trong các lãnh vực truyền thông và chia sẻ thông tin, và tôi thú nhận là Internet đã cung ứng sự hỗ trợ vô giá hàng ngày cho công việc của tôi; nhưng lòng biết ơn của tôi đối với sự tiện lợi vô ngần ấy không bao hàm một niềm tin là màn hình điện tử có thể thay thế cho giấy viết, hay việc đọc trên một máy computer có thể thay thế cho việc đọc văn chương. Đó là một hố thẳm mà tôi không thể vượt qua. Tôi không thể chấp nhận cái ý tưởng rằng một hành động đọc mang tính phi thiết thực hay phi thực dụng, một hành động [thuần tuý thưởng thức văn chương] không nhằm tìm kiếm thông tin hay một sự thông tri hữu dụng và cấp thiết nào cả, vốn có thể đạt được bằng việc đọc một cuốn sách in, mà lại cũng có thể nắm bắt trên màn hình máy computer sự hoà nhập của những giấc mơ và những khoái lạc của ngôn từ với cùng một cảm nhận riêng tư, cùng một sự tập trung của trí óc và một sự cô liêu trong tâm linh như thế.

Có thể thành kiến này là hệ quả của sự thiếu thực tập, và của mối liên quan dài lâu của văn chương với sách in và giấy viết. Nhưng mặc dù tôi thích lướt mạng để xem tin tức thế giới, tôi sẽ không bao giờ mở màn ảnh ra để đọc một bài thơ của Gongora hay một cuốn tiểu thuyết của Onetti hay một bài tiểu luận của Paz, bởi vì tôi chắc chắn rằng hiệu quả của việc đọc bằng cách ấy sẽ không giống như đọc một cuốn sách. Tôi tin chắc, mặc dù tôi không thể chứng minh được điều đó, rằng với sự biến mất của sách in, văn chương sẽ phải chịu một tai hoạ nghiêm trọng, thậm chí một tai hoạ chí tử. Thuật ngữ “văn chương” sẽ không biến mất, dĩ nhiên. Nhưng nó gần như chắc chắn sẽ được dùng để biểu thị một loại văn bản khác xa với những gì hôm nay chúng ta hiểu về văn chương, cũng như những tập phim tình cảm xã hội trên truyền hình khác xa với những vở bi kịch của của Sophocles và Shakespeare.

Vẫn còn một lý do khác để ban cho văn học một vị thế quan trọng trong sinh mệnh của các quốc gia. Không có nó, óc phê phán, vốn là động cơ đích thực của sự chuyển hoá lịch sử và là thành trì tốt nhất cho sự tự do, sẽ phải chịu một tổn thất không thể bù đắp được. Bởi vì tất cả những áng văn chương hay đều mang tính triệt để, và đặt ra những câu hỏi triệt để về cái thế giới chúng ta đang sống. Trong tất cả những văn bản văn chương vĩ đại, thường không do chủ ý của tác giả, đều có mầm mống của khuynh hướng nổi loạn.

Văn chương không có nghĩa gì cả đối với những con người tự thoả mãn với vốn liếng của họ, những người bằng lòng với cuộc sống họ đang sống. Văn chương là thực phẩm của tinh thần nổi loạn, là nơi truyền bá những tư tưởng bất thoả hiệp, là chốn ẩn náu cho những người có quá nhiều hay quá ít trong đời. Người ta tìm kiếm thánh địa trong văn chương để không cảm thấy bất hạnh hay để không cảm thấy bất toàn. Cưỡi ngựa song song với con Rocinante khẳng khiu và chàng Hiệp sĩ ngơ ngác trên những cánh đồng ở La Mancha,[1] vượt đại dương trên lưng của một con cá voi cùng với thuyền trưởng Ahab,[2] uống thuốc độc cùng với Emma Bovary,[3] trở thành một con bọ với Gregor Samsa:[4] đó là tất cả những cách thế mà chúng ta đã phát minh ra để thoát khỏi những sự sai lầm và những gánh nặng của cuộc sống bất công này, một cuộc sống buộc chúng ta luôn luôn chỉ là một con người không thay đổi trong khi chúng ta muốn được sống như nhiều con người khác nhau, để có thể thoả mãn những khát vọng từng ám ảnh chúng ta.

Văn chương làm nguôi đi sự bất mãn nhức nhối này chỉ trong giây lát — nhưng trong cái khoảnh khắc huyền diệu ấy, trong sự đình chỉ tạm thời ấy của cuộc sống, ảo ảnh văn chương nâng chúng ta lên và đưa chúng ta ra ngoài lịch sử, và chúng ta trở thành những công dân của một vùng đất phi thời, và bằng cách đó, chúng ta trở thành những kẻ bất tử. Chúng ta trở nên nồng nhiệt hơn, phong phú hơn, phức tạp hơn, hạnh phúc hơn và sáng suốt hơn lúc chúng ta đang sống với những lề thói ràng buộc của cuộc sống bình thường. Khi gấp sách lại và rời bỏ cõi hư cấu của văn chương, chúng ta trở về với cuộc sinh tồn thực tế và so sánh nó với miền đất lộng lẫy mà chúng ta vừa mới rời khỏi. Một nỗi thất vọng to tát đang chờ đón chúng ta! Tuy nhiên một sự nhận thức lớn lao cũng chờ đón chúng ta, nói một cách cụ thể, cuộc sống huyễn tưởng trong tiểu thuyết thì tốt hơn — đẹp hơn và đa dạng hơn, dễ lĩnh hội hơn và hoàn hảo hơn — cuộc sống mà chúng ta sống khi tỉnh thức, cuộc sống bị câu thúc bởi những giới hạn và sự tẻ nhạt của thân phận chúng ta. Như thế, những áng văn chương hay, những áng văn chương đích thực, luôn mang tính chất đập phá, bất phục tùng và nổi loạn: một sự thách đố đối với những gì sẵn có.

Làm sao chúng ta không khỏi cảm thấy bị dối lừa sau khi đọc Chiến Tranh và Hoà Bình hay Đi Tìm Thời Gian Đã Mất rồi trở về thế giới của chúng ta — cái thế giới của những chi tiết vụn vặt, những giới hạn và cấm đoán nằm chờ chúng ta ở mọi nơi và, từng bước, làm hỏng những ảo ảnh của chúng ta? Thậm chí còn hơn cả nhu cầu duy trì sự trường tồn văn hoá và nhu cầu làm phong phú ngôn ngữ, sự đóng góp lớn lao nhất của văn chương vào sự tiến bộ của con người có lẽ là để nhắc nhở chúng ta (một cách vô tình, trong đa số trường hợp) rằng thế giới này được tạo dựng một cách tệ hại; và rằng những kẻ giả vờ hiểu ngược lại, những kẻ có quyền lực và may mắn, thì đang nói dối; và rằng thế giới có thể được cải thiện, và được tạo dựng tương tự như những thế giới mà trí tưởng tượng và ngôn ngữ của chúng ta có thể sáng tạo ra. Một xã hội tự do và dân chủ phải có những công dân có trách nhiệm và có tinh thần phê phán, ý thức được sự cần thiết phải liên tục khảo sát cái thế giới mà chúng ta đang cư ngụ, và cố gắng làm nó gần giống với cái thế giới mà chúng ta muốn sống, mặc dù việc đó càng ngày càng là một điều bất khả. Và không có phương tiện nào tốt hơn để kích động sự bất mãn đối với cuộc sinh tồn cho bằng việc đọc những áng văn chương hay; không có phương tiện nào tốt hơn để hình thành những công dân độc lập và có óc phê phán, những con người không bị thao túng bởi những kẻ cai trị họ, và những con người được phú cho một sự vận động tinh thần thường trực và một trí tưởng tượng mạnh mẽ.

Tuy vậy, cho rằng văn chương mang tính nổi loạn bởi nó kích cảm ý thức của độc giả về sự bất toàn của thế giới thì không có nghĩa là những văn bản văn chương sẽ gây ra những biến động xã hội tức thời hoặc sẽ thúc đẩy những cuộc cách mạng nhanh chóng xảy ra hơn — theo cái cách mà các giáo hội và các nhà cầm quyền có vẻ nghĩ như thế khi họ thiết lập sự kiểm duyệt. Những hiệu ứng xã hội và chính trị của một bài thơ, một vở kịch hay một cuốn tiểu thuyết thì không thể lường trước được, bởi vì chúng không được tạo ra một cách tập thể và cũng không được trải nghiệm một cách tập thể. Chúng được sáng tạo bởi những cá nhân và được đọc bởi những cá nhân, vốn rất khác nhau ở những kết luận mà họ rút ra từ những điều họ viết hay đọc. Vì lý do đó, rất khó, hay thậm chí bất khả, để thiết lập những mẫu thức chính xác. Hơn nữa, những hệ quả xã hội của một tác phẩm văn chương có thể không mấy liên quan đến phẩm chất mỹ học của nó. Một cuốn tiểu thuyết tầm thường của Harriet Beecher Stowe[5] có vẻ như đã đóng một vai trò quyết định trong việc nâng cao nhận thức xã hội và chính trị về những sự kinh tởm của chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ. Nói rằng khó mà xác định những tác động ấy của văn chương thì không có nghĩa là những tác động ấy không tồn tại. Điều quan trọng là những tác động ấy được tạo nên bằng hành động của những công dân mà tính cách của họ đã được hình thành một phần từ những cuốn sách.

Những áng văn chương hay, trong lúc tạm thời xoa dịu sự bất mãn của con người, thực ra lại khiến sự bất mãn ấy tăng thêm, bởi nó giúp cho phát triển một thái độ phê phán và bất thoả hiệp với cuộc sống. Thậm chí có thể nói rằng những áng văn chương hay thường khiến con người cảm thấy bất hạnh hơn. Sống bất mãn, và gây chiến với cuộc sinh tồn, nghĩa là tìm kiếm những điều có thể không có ở đó, nghĩa là tự dấn thân vào những cuộc chiến vô ích, như những cuộc chiến mà Đại tá Aureliano Buendia đã chiến đấu trong Trăm Năm Cô Đơn, biết rõ là ông sẽ thua hoàn toàn. Tất cả những điều này có thể đúng. Nhưng cũng đúng nữa là nếu không có sự nổi loạn chống lại cái tầm thường và nhếnh nhác của cuộc sống, thì chúng ta chắc hẳn vẫn sống trong tình trạng sơ khai, và lịch sử chắc hẳn đã dừng lại. Ý thức cá nhân độc lập chắc hẳn đã không được hình thành, khoa học và kỹ thuật chắc hẳn đã không tiến bộ, nhân quyền chắc hẳn đã không được công nhận, và tự do chắc hẳn đã không tồn tại. Tất cả những điều này đều sinh ra từ sự ưu phiền, từ những hành động phản kháng đối với một cuộc sống được cảm nhận là bất túc hoặc không thể chịu đựng được. Đối với cái tinh thần khinh miệt cuộc sống vốn như nó hiện bày — và loay hoay truy vấn với sự điên khùng của Don Quixote, mà cơn điên khùng ấy lại xuất phát việc từ việc đọc những cuốn tiểu thuyết hiệp sĩ — thì văn chương đã đóng một vai trò thúc đẩy tuyệt vời.

Hãy thử làm một cuộc tái hiện lịch sử huyễn tưởng. Hãy hình dung một thế giới không có văn chương, một nhân loại chưa từng được đọc thơ hay tiểu thuyết. Trong thứ văn minh còi cọc ấy, với vốn từ vựng sơ giản trong đó những tiếng rên rỉ và những động tác quơ tay múa chân như khỉ giữ vai trò quan trọng hơn ngôn từ, thì những tính từ nào đó chắc hẳn đã không tồn tại. Những tính từ đó là: “quixotic”,[6] “Kafkaesque”,[7] “Rabelaisian”,[8] “Orwellian”,[9] “sadistic”,[10] và “masochistic”,[11] toàn là những chữ có gốc rễ từ văn chương. Hiển nhiên, trong chúng ta chắc hẳn vẫn còn có những người điên, và những nạn nhân của chứng hoang tưởng và những phức cảm bách hại cuồng, và những người bị bệnh thèm ăn lạ lùng và hoang dâm vô độ và những con vật hai chân thích gây đau đớn cho kẻ khác hoặc thích chịu đựng sự đau đớn. Nhưng chúng ta chắc hẳn đã không biết nhận thấy, đằng sau những hành vi cực đoan ấy — những hành vi vốn bị cấm đoán bởi các quy phạm văn hoá của chúng ta —, là những đặc tính cơ bản của điều kiện nhân sinh. Chúng ta chắc hẳn đã không khám phá ra những đặc điểm riêng của chúng ta, như những tài năng hiếm hoi cỡ Cervantes, Kafka, Rabelais, Orwell, de Sade và Sacher-Masoch đã khai mở cho chúng ta thấy.

Khi cuốn tiểu thuyết Hiệp khách tài hoa Don Quixote xứ La Mancha mới xuất hiện, những độc giả đầu tiên của nó đã chế nhạo cái kẻ mơ mộng đến mức ngông cuồng cũng như các nhân vật khác trong cuốn tiểu thuyết này. Ngày nay chúng ta biết rằng thái độ khăng khăng của chàng kỵ sĩ mặt buồn khi chàng nhìn thấy những cối xay gió thành ra những gã khổng lồ, và trong lối hành động có vẻ như kỳ quặc của chàng, thực ra là hình thức cao nhất của sự đại lượng, và là một biện pháp để chống lại những đau khổ trong thế giới này với hy vọng sẽ thay đổi nó. Chính những ý niệm của chúng ta về lý tưởng, về chủ nghĩa lý tưởng, mang đậm ý nghĩa đạo đức tích cực, chắc hẳn đã không như chúng ta hiểu hôm nay, chắc hẳn đã không trở thành những giá trị rõ ràng và được tôn trọng, nếu chúng đã không được nhập thể vào nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết nhờ sức thuyết phục của thiên tài Cervantes. Cũng có thể nói như thế về nhân vật Quixote nữ nhỏ nhắn và thực dụng, Emma Bovary, người chiến đấu một cách cuồng nhiệt để sống một đời sống huy hoàng đầy đam mê và xa xỉ mà bà được biết qua những cuốn tiểu thuyết. Như một con bướm, bà đã đến quá gần ngọn lửa và bị nó đốt cháy.

Những phát kiến của tất cả các nhà sáng tạo lớn trong văn chương đã khai nhãn chúng ta về những khía cạnh ẩn khuất của điều kiện nhân sinh của chính chúng ta. Những phát kiến ấy giúp chúng ta truy tầm và lĩnh hội cặn kẽ hơn về cái vực thẳm chung của nhân loại. Khi chúng ta nói “Borgesian”, chữ ấy ngay lập tức làm xuất hiện sự phân cách giữa tâm trí chúng ta với cái trật tự duy lý của thực tại, và dẫn chúng ta vào một vũ trụ huyễn tưởng, một cấu trúc tinh xảo và tao nhã của tinh thần, hầu như luôn luôn giống như một mê cung và tính bí nhiệm, mang đầy những liên tưởng và ám dụ văn chương, mà những nét đặc thù của chúng không xa lạ với chúng ta, bởi vì, qua chúng, chúng ta nhận ra được những khát vọng ẩn khuất và những sự thật thầm kín của tính cách chúng ta, mà chỉ nhờ vào sự sáng tạo văn chương của Jorge Luis Borges thì những điều ấy mới trở nên rõ nét.

Chữ “Kafkaesque” đến với ý nghĩ của chúng ta, như cơ chế hội tụ của những chiếc máy ảnh cũ với những ống kính xếp giống như chiếc thủ phong cầm, mỗi khi chúng ta, ở vị thế những cá nhân vô phương tự vệ, cảm thấy bị đe doạ bởi những guồng máy áp bức của quyền lực vốn đã gây ra quá nhiều đau khổ và bất công trong thế giới hiện đại — những chế độ độc tài, những đảng phái được tổ chức theo hàng dọc, những giáo hội bất khoan dung, những thái độ quan liêu ngột ngạt. Nếu không có những truyện ngắn và tiểu thuyết viết bằng tiếng Đức của người đàn ông Do Thái khốn khổ ấy ở Prague, kẻ luôn sống trong trạng thái đầy cảnh giác, chắc hẳn chúng ta đã không thể hiểu được cảm giác bất lực của những cá nhân bị cô lập, hay nỗi khiếp sợ của những dân tộc thiểu số bị đàn áp và kỳ thị, phải đối mặt với những quyền lực toàn trị có thể nghiền nát họ và tiêu diệt họ mà bọn tay sai không cần phải xuất đầu lộ diện.

Tính từ “Orwellian”, người anh em họ đầu tiên của tính từ “Kafkaesque”, diễn tả cảm giác hoang mang khủng khiếp, cái cảm nhận về sự phi lý tột cùng, gây ra bởi các chế độ độc tài toàn trị của thế kỷ 20, những chế độ độc tài tinh vi nhất, tàn bạo nhất, và triệt để nhất trong lịch sử, ở sự kiểm soát mọi hành vi và phản ứng tâm lý của các thành viên trong xã hội. Trong cuốn 1984, George Orwell, với văn phong lạnh lùng và đầy ám ảnh, đã một nhân loại bị nô dịch hoá bởi Đại Ca, một chúa tể tuyệt đối, kẻ, thông qua một sự kết hợp đầy hiệu quả của khủng bố và kỹ thuật hiện đại, đã huỷ diệt sự tự do, sự tự phát và sự bình đẳng, và biến xã hội thành một cái tổ ong của những người máy vô hồn. Trong cái thế giới ác mộng này, ngôn ngữ cũng tuân theo quyền lực, và bị biến thành “newspeak”;[*] thứ ngôn ngữ mà tất cả phát kiến và chủ quan tính đều bị tẩy sạch, biến thành một chuỗi những lời nói rập khuôn nhằm duy trì sự nô lệ của cá nhân đối với hệ thống. Thực tế thì lời tiên đoán khủng khiếp của cuốn 1984 đã không xảy ra, và chế độ cộng sản toàn trị ở Liên Xô đã đi theo con đường của chế độ phát xít toàn trị ở Đức và ở những nơi khác, và không lâu sau đó, nó cũng bắt đầu kiệt quệ ở Trung Quốc, và ở những xứ lạc hậu như Cuba và Bắc Hàn. Nhưng cái nguy cơ ấy không bao giờ tan biến, và chữ “Orwellian” tiếp tục được dùng để diễn tả cái nguy cơ ấy, và giúp chúng ta hiểu về nó.

Như vậy, tính chất phi thực của văn chương, những điều nói dối của văn chương, cũng là một phương tiện quý giá cho việc nhận thức những thực tại ẩn khuất nhất của nhân loại. Những sự thật nó tiết lộ không phải lúc nào cũng đáng hãnh diện; và đôi khi hình ảnh của chúng ta hiện ra trong chiếc gương của những cuốn tiểu thuyết và những bài thơ là hình ảnh của một con quái vật. Điều này xảy ra khi chúng ta đọc về sự giết chóc kinh khủng vì tình dục do Sade tưởng tượng, hay những vết thương sâu hoắm và những cuộc hiến tế tàn bạo đầy rẫy trong những cuốn sách ác nghiệt của Sacher-Masoch và Bataille. Đôi lúc cảnh tượng kinh tởm và dã man đến mức không chịu nổi. Tuy nhiên, điều tệ hại nhất trên những trang sách này không phải là máu, là sự nhục mạ, hay là cái thú ghê tởm của sự hành hạ; điều tệ hại nhất là việc khám phá ra rằng tính bạo động này và tính vô độ này không xa lạ gì với chúng ta, mà chính là một phần sâu thẳm trong bản tính nhân loại. Những con quái vật hau háu phạm tội này ẩn náu trong những ngóc ngánh sâu kín nhất của con người chúng ta, và từ trong bóng tối nơi chúng trú ẩn, chúng tìm một dịp thuận lợi để hiện nguyên hình, để lập ra thứ luật lệ cho cho cái khát vọng không kiềm chế có khả năng tiêu diệt lẽ phải, cộng đồng và ngay cả sự sống. Và không phải khoa học đã thám hiểm đầu tiên vào những nơi tối tăm ấy trong tâm trí con người, và phát hiện ra khả năng tàn phá và tự huỷ đã hình thành nên nó. Chính văn chương đã phát hiện ra điều này. Một thế giới không có văn chương chắc hẳn sẽ phần nào mù loà, không nhìn thấy những nơi sâu kín khủng khiếp này, những nơi mà chúng ta cần phải khẩn cấp nhận ra.

Lạc hậu, man rợ, thiếu nhạy cảm, lỗ mãng trong lời nói, vô tri và sống theo bản năng, không có đam mê và thô lậu trong tình yêu, cái thế giới không có văn chương này, cơn ác mộng mà tôi đang mô tả, chắc hẳn sẽ có những đặc điểm chính của nó là thái độ tuân thủ và sự khuất phục mà con người thường tỏ ra trước quyền lực. Trong ý nghĩa đó, cái thế giới này chắc hẳn cũng chỉ là một thế giới đơn thuần của động vật. Những bản năng gốc sẽ quyết định các hoạt động thường nhật của một cuộc sống mà đặc trưng của nó là sự tranh giành để sinh tồn, sự sợ hãi trước vô minh, và sự thoả mãn các nhu cầu thể xác. Sẽ không có chỗ cho tâm hồn. Hơn nữa, trong cái thế giới này, sự đơn điệu tột độ của cuộc sống sẽ đồng hành với cái bóng nham hiểm của sự bi quan, cái cảm giác rằng cuộc sống con người là những gì nó phải là và sẽ luôn là như thế, không một ai và không một điều gì có thể thay đổi được nó.

Khi tưởng tượng về một thế giới như vậy, người ta thường dễ hình dung ra những con người sơ khai quấn những cái khố, những cộng đồng nhỏ bé theo những thứ tôn giáo mang tính ma thuật và sinh tồn ngoài lề của đời sống hiện đại ở châu Mỹ Latin, châu Đại Dương, và châu Phi. Nhưng tôi còn nghĩ đến một sự thất bại khác. Cơn ác mộng mà tôi cảnh báo không phải là hậu quả của sự kém-phát-triển mà là của sự phát-triển-quá-độ. Như một hệ quả của công nghệ và sự phụ thuộc của chúng ta vào nó, chúng ta có thể tưởng tượng một xã hội trong tương lai đầy những màn hình máy vi tính và những cái loa phát thanh, và không có sách, hay một xã hội mà trong đó những cuốn sách — nghĩa là, những tác phẩm văn chương — đã rơi vào tình trạng giống như thuật giả kim trong kỷ nguyên vật lý: một sự hiếu kỳ sơ cổ do một thiểu số loạn thần kinh thực hành trong những hầm mộ của nền văn minh truyền thông. Tôi e rằng cái thế giới mang tính điều khiển học này, dù cho nó rất phú cường, cái tiêu chuẩn cao của cuộc sống và cái thành tựu khoa học của nó chắc hẳn sẽ hết sức mọi rợ và hoàn toàn vô hồn — một nhân loại thụ động của những người máy hậu-văn-chương đã từ bỏ tự do.

Tất nhiên, có nhiều khả năng là điều không tưởng rùng rợn này sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Đoạn kết câu chuyện của chúng ta, đoạn kết của lịch sử, chưa được viết ra, và không thể định trước được. Những gì chúng ta sẽ trở thành thì hoàn toàn phụ thuộc vào tầm nhìn và ý chí của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta muốn ngăn ngừa sự khô kiệt của trí tưởng tượng, ngăn ngừa sự biến mất của lòng bất ưng đáng quý vốn giúp tinh luyện sự cảm nhận của chúng ta và dạy cho chúng ta cách phát ngôn hùng hồn và mạnh mẽ, cũng như ngăn ngừa sự giảm thiểu quyền tự do của chúng ta, thì chúng ta phải hành động. Chính xác hơn, chúng ta phải đọc.

Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, năm 2010. (http://tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=1642)
với sự hiệu đính của Hoàng Ngọc-Tuấn.
_______

Why Literature? By: Llosa, Mario Vargas, New Republic, 00286583, 05/14/2001, Vol. 224, Issue 20

WHY LITERATURE?

IT HAS OFTEN happened to me, at book fairs or in bookstores, that a gentleman approaches me and asks me for a signature. “It is for my wife, my young daughter, or my mother,” he explains. “She is a great reader and loves literature.” Immediately I ask: “And what about you? Don’t you like to read?” The answer is almost always the same: “Of course I like to read, but I am a very busy person.” I have heard this explanation dozens of times: this man and many thousands of men like him have so many important things to do, so many obligations, so many responsibilities in life, that they cannot waste their precious time buried in a novel, a book of poetry, or a literary essay for hours and hours. According to this widespread conception, literature is a dispensable activity, no doubt lofty and useful for cultivating sensitivity and good manners, but essentially an entertainment, an adornment that only people with time for recreation can afford. It is something to fit in between sports, the movies, a game of bridge or chess; and it can be sacrificed without scruple when one “prioritizes” the tasks and the duties that are indispensable in the struggle of life.

It seems clear that literature has become more and more a female activity. In bookstores, at conferences or public readings by writers, and even in university departments dedicated to the humanities, the women clearly outnumber the men. The explanation traditionally given is that middle-class women read more because they work fewer hours than men, and so many of them feel that they can justify more easily than men the time that they devote to fantasy and illusion. I am somewhat allergic to explanations that divide men and women into frozen categories and attribute to each sex its characteristic virtues and shortcomings; but there is no doubt that there are fewer and fewer readers of literature, and that among the saving remnant of readers women predominate.

This is the case almost everywhere. In Spain, for example, a recent survey organized by the General Society of Spanish Writers revealed that half of that country’s population has never read a book. The survey also revealed that in the minority that does read, the number of women who admitted to reading surpasses the number of men by 6.2 percent, a difference that appears to be increasing. I am happy for these women, but I feel sorry for these men, and for the millions of human beings who could read but have decided not to read.

They earn my pity not only because they are unaware of the pleasure that they are missing, but also because I am convinced that a society without literature, or a society in which literature has been relegated–like some hidden vice–to the margins of social and personal life, and transformed into something like a sectarian cult, is a society condemned to become spiritually barbaric, and even to jeopardize its freedom. I wish to offer a few arguments against the idea of literature as a luxury pastime, and in favor of viewing it as one of the most primary and necessary undertakings of the mind, an irreplaceable activity for the formation of citizens in a modern and democratic society, a society of free individuals.

WE LIVE IN the era of the specialization of knowledge, thanks to the prodigious development of science and technology and to the consequent fragmentation of knowledge into innumerable parcels and compartments. This cultural trend is, if anything, likely to be accentuated in years to come. To be sure, specialization brings many benefits. It allows for deeper exploration and greater experimentation; it is the very engine of progress. Yet it also has negative consequences, for it eliminates those common intellectual and cultural traits that permit men and women to co-exist, to communicate, to feel a sense of solidarity. Specialization leads to a lack of social understanding, to the division of human beings into ghettos of technicians and specialists. The specialization of knowledge requires specialized languages and increasingly arcane codes, as information becomes more and more specific and compartmentalized. This is the particularism and the division against which an old proverb warned us: do not focus too much on the branch or the leaf, lest you forget that they are part of a tree, or too much on the tree, lest you forget that it is part of a forest. Awareness of the existence of the forest creates the feeling of generality, the feeling of belonging, that binds society together and prevents it from disintegrating into a myriad of solipsistic particularities. The solipsism of nations and individuals produces paranoia and delirium, distortions of reality that generate hatred, wars, and even genocide.

In our time, science and technology cannot play an integrating role, precisely because of the infinite richness of knowledge and the speed of its evolution, which have led to specialization and its obscurities. But literature has been, and will continue to be, as long as it exists, one of the common denominators of human experience through which human beings may recognize themselves and converse with each other, no matter how different their professions, their life plans, their geographical and cultural locations, their personal circumstances. It has enabled individuals, in all the particularities of their lives, to transcend history: as readers of Cervantes, Shakespeare, Dante, and Tolstoy, we understand each other across space and time, and we feel ourselves to be members of the same species because, in the works that these writers created, we learn what we share as human beings, what remains common in all of us under the broad range of differences that separate us. Nothing better protects a human being against the stupidity of prejudice, racism, religious or political sectarianism, and exclusivist nationalism than this truth that invariably appears in great literature: that men and women of all nations and places are essentially equal, and that only injustice sows among them discrimination, fear, and exploitation.

Nothing teaches us better than literature to see, in ethnic and cultural differences, the richness of the human patrimony, and to prize those differences as a manifestation of humanity’s multi-faceted creativity. Reading good literature is an experience of pleasure, of course; but it is also an experience of learning what and how we are, in our human integrity and our human imperfection, with our actions, our dreams, and our ghosts, alone and in relationships that link us to others, in our public image and in the secret recesses of our consciousness.

THIS COMPLEX SUM of contradictory truths–as Isaiah Berlin called them–constitutes the very substance of the human condition. In today’s world, this totalizing and living knowledge of a human being may be found only in literature. Not even the other branches of the humanities–not philosophy, history, or the arts, and certainly not the social sciences–have been able to preserve this integrating vision, this universalizing discourse. The humanities, too, have succumbed to the cancerous division and subdivision of knowledge, isolating themselves in increasingly segmented and technical sectors whose ideas and vocabularies lie beyond the reach of the common woman and man. Some critics and theofists would even like to change literature into a science. But this will never happen, because fiction does not exist to investigate only a single ‘precinct of experience. It exists to enrich through the imagination the entirety of human life, which cannot be dismembered, disarticulated, or reduced to a series of schemas or formulas without disappearing. This is the meaning of Proust’s observation that “real life, at last enlightened and revealed, the only life fully lived, is literature.” He was not exaggerating, nor was he expressing only his love for his own vocation. He was advancing the particular proposition that as a result of literature life is better understood and better lived; and that living life more fully necessitates living it and sharing it with others.

The brotherly link that literature establishes among human beings, compelling them to enter into dialogue and making them conscious of a common origin and a Common goal, transcends all temporal barriers. Literature transports us into the past and links us to those who in bygone eras plotted, enjoyed, and dreamed through those texts that have come down to Us, texts that now allow us also to enjoy and to dream. This feeling of membership in the collective human experience across time and space is the highest achievement of culture, and nothing contributes more to its renewal in every generation than literature.

IT ALWAYS IRRITATED Borges when he was asked, “What is the use of literature?” It seemed to him a stupid question, to which he would reply: “No one would ask what is the use of a canary’s song or a beautiful sunset.” If such beautiful things exist, and if, thanks to them, life is even for an instant less ugly and less sad, is it not petty to seek practical justifications? But the question is a good one. For novels and poems are not like the sound of birdsong or the spectacle of the sun sinking into the horizon, because they were not created by chance or by nature. They are human creations, and it is therefore legitimate to ask how and why they came into the world, and what is their purpose, and why they have lasted so long.

Literary works are born, as shapeless ghosts, in the intimacy of a writer’s consciousness, projected into it by the combined strength of the unconscious, and the writer’s sensitivity to the world around him, and the writer’s emotions; and it is these things to which the poet or the narrator, in a struggle with words, gradually gives form, body, movement, rhythm, harmony, and life. An artificial life, to be sure, a life imagined, a life made of language-yet men and women seek out this artificial life, some frequently, others sporadically, because real life falls short for them, and is incapable of offering them what they want. Literature does not begin to exist through the work of a single individual. It exists only when it is adopted by others and becomes a part of social life–when it becomes, thanks to reading, a shared experience.

One of its first beneficial effects takes place at the level of language. A community without a written literature expresses itself with less precision, with less richness of nuance, and with less clarity than a community whose principal instrument of communication, the word, has been cultivated and perfected by means of literary texts. A humanity without reading. untouched by literature, would resemble a community of deaf-mutes and aphasics, afflicted by tremendous problems of communication due to its crude and rudimentary language. This is true for individuals, too. A person who does not read, or reads little, or reads only trash, is a person with an impediment: he can speak much but he will say little, because his vocabulary is deficient in the means for self-expression.

This is not only a verbal limitation. It represents also a limitation in intellect and in imagination. It is a poverty of thought, for the simple reason that ideas, the concepts through which we grasp the secrets of our condition, do not exist apart from words. We learn how to speak correctly-and deeply, rigorously, and subtly–from good literature, and only from good literature. No other discipline or branch of the arts can substitute for literature in crafting the language that people need to communicate. To speak well, to have at one’s disposal a rich and diverse language, to be able to find the appropriate expression for every idea and every emotion that we want to communicate, is to be better prepared to think, to teach, to learn, to converse, and also to fantasize, to dream, to feel. In a surreptitious way, words reverberate in all our actions, even in those actions that seem far removed from language. And as language evolved, thanks to literature, and reached high levels of refinement and manners, it increased the possibility of human enjoyment.

Literature has even served to confer upon love and desire and the sexual act itself the status of artistic creation. Without literature, eroticism would not exist. Love and pleasure would be poorer, they would lack delicacy and exquisiteness, they would fail to attain to the intensity that literary fantasy offers. It is hardly an exaggeration to say that a couple who have read Garcilaso, Petrarch, Gongora, or Baudelaire value pleasure and experience pleasure more than illiterate people who have been made into idiots by television’s soap operas. In an illiterate world, love and desire would be no different from what satisfies animals, nor would they transcend the crude fulfillment of elementary instincts.

Nor are the audiovisual media equipped to replace literature in this task of teaching human beings to use with assurance and with skill the extraordinarily rich possibilities that language encompasses. On the contrary, the audiovisual media tend to relegate words to a secondary level with respect to images, which are the primordial language of these media, and to constrain language to its oral expression, to its indispensable minimum, far from its written dimension. To define a film or a television program as “literary” is an elegant way of saying that it is boring. For this reason, literary programs on the radio or on television rarely capture the public. So far as I know, the only exception to this rule was Bernard Pivot’s program, Apostrophes, in France. And this leads me to think that not only is literature indispensable for a full knowledge and a full mastery of language, but its fate is linked also and indissolubly with the fate of the book, that industrial product that many are now declaring obsolete.

THIS BRINGS ME to Bill Gates. He was in Madrid not long ago and visited the Royal Spanish Academy, which has embarked upon a joint venture with Microsoft. Among other things, Gates assured the members of the Academy that he would personally guarantee that the letter “fl” would never be removed from computer software–a promise that allowed four hundred million Spanish speakers on five continents to breathe a sigh of relief, since the banishment of such an essential letter from cyberspace would have created monumental problems. Immediately after making his amiable concession to the Spanish language, however, Gates, before even leaving the premises of the Academy, avowed in a press conference that he expected to accomplish his highest goal before he died. That goal, he explained, is to put an end to paper and then to books.

In his judgment, books are anachronistic objects. Gates argued that computer screens are able to replace paper in all the functions that paper has heretofore assumed. He also insisted that, in addition to being less onerous, computers take up less space, and are more easily transportable; and also that the transmission of news and literature by these electronic media, instead of by newspapers and books, will have the ecological advantage of stopping the destruction of forests, a cataclysm that is a consequence of the paper industry. People will continue to read, Gates assured his listeners, but they will read on computer screens, and consequently there will be more chlorophyll in the environment.

I was not present at Gates’s little discourse; I learned these details from the press. Had I been there I would have booed Gates for proclaiming shamelessly his intention to send me and my colleagues, the writers of books, directly to the unemployment line. And I would have vigorously disputed his analysis. Can the screen really replace the book in all its aspects? I am not so certain. I am fully aware of the enormous revolution that new technologies such as the Internet have caused in the fields of communication and the sharing of information, and I confess that the Internet provides invaluable help to me every day in my work; but my gratitude for these extraordinary conveniences does not imply a belief that the electronic screen can replace paper, or that reading on a computer can stand in for literary reading. That is a chasm that I cannot cross. I cannot accept the idea that a non-functional or non-pragmatic act of reading, one that seeks neither information nor a useful and immediate communication, can integrate on a computer screen the dreams and the pleasures of words with the same sensation of intimacy, the same mental concentration and spiritual isolation, that may be achieved by the act of reading a book.

Perhaps this a prejudice resulting from lack of practice, and from a long association of literature with books and paper. But even though I enjoy surfing the Web in search of world news, I would never go to the screen to read a poem by Gongora or a novel by Onetti or an essay by Paz, because I am certain that the effect of such a reading would not be the same. I am convinced, although I cannot prove it, that with the disappearance of the book, literature would suffer a serious blow, even a mortal one. The term “literature” would not disappear, of course. Yet it would almost certainly be used to denote a type of text as distant from what we understand as literature today as soap operas are from the tragedies of Sophocles and Shakespeare.

THERE IS STILL another reason to grant literature an important place in the life of nations. Without it, the critical mind, which is the real engine of historical change and the best protector of liberty, would suffer an irreparable loss. This is because all good literature is radical, and poses radical questions about the world in which we live. In all great literary texts, often without their authors’ intending it, a seditious inclination is present.

Literature says nothing to those human beings who are satisfied with their lot, who are content with life as they now live it. Literature is the food of the rebellious spirit, the promulgator of non-conformities, the refuge for those who have too much or too little in life. One seeks sanctuary in literature so as not to be unhappy and so as not to be incomplete. To ride alongside the scrawny Rocinante and the confused Knight on the fields of La Mancha, to sail the seas on the back of a whale with Captain Ahab, to drink arsenic with Emma Bovary, to become an insect with Gregor Samsa: these are all ways that we have invented to divest ourselves of the wrongs and the impositions of this unjust life, a life that forces us always to be the same person when we wish to be many different people, so as to satisfy the many desires that possess us.

Literature pacifies this vital dissatisfaction only momentarily–but in this miraculous instant, in this provisional suspension of life, literary illusion lifts and transports us outside of history, and we become citizens of a timeless land, and in this way immortal. We become more intense, richer, more complicated, happier, and more lucid than we are in the constrained routine of ordinary life. When we close the book and abandon literary fiction, we return to actual existence and compare it to the splendid land that we have just left. What a disappointment awaits us! Yet a tremendous realization also awaits us, namely, that the fantasized life of the novel is better–more beautiful and more diverse, more comprehensible and more perfect–than the life that we live while awake, a life conditioned by the limits and the tedium of our condition. In this way, good literature, genuine literature, is always subversive, unsubmissive, rebellious: a challenge to what exists.

How could we not feel cheated after reading War and Peace or Remembrance of Things Past and returning to our world of insignificant details, of boundaries and prohibitions that lie in wait everywhere and, with each step, corrupt our illusions? Even more than the need to sustain the continuity of culture and to enrich language, the greatest contribution of literature to human progress is perhaps to remind us (without intending to, in the majority of cases) that the world is badly made; and that those who pretend to the contrary, the powerful and the lucky, are lying; and that the word can be improved, and made more like the worlds that our imagination and our language are able to create. A free and democratic society must have responsible and critical citizens conscious of the need continuously to examine the word that we inhabit and to try, even though it is more and more an impossible task, to make it more closely resemble the world that we would like to inhabit. And there is no better means of fomenting dissatisfaction with existence than the reading of good literature; no better means of forming critical and independent citizens who will not be manipulated by those who govern them, and who are endowed with a permanent spiritual mobility and a vibrant imagination.

Still, to call literature seditious because it sensitizes a reader’s consciousness to the imperfections of the world does not mean–as churches and governments seem to think it means when they establish censorship–that literary texts will provoke immediate social upheavals or accelerate revolutions. The social and political effects of a poem, a play, or a novel cannot be foreseen, because they are not collectively made or collectively experienced. They are created by individuals and they are read by individuals, who vary enormously in the conclusions that they draw from their writing and their reading. For this reason, it is difficult, or even impossible, to establish precise patterns. Moreover, the social consequences of a work of literature may have little to do with its aesthetic quality. A mediocre novel by Harriet Beecher Stowe seems to have played a decisive role in raising social and political consciousness of the horrors of slavery in the United States. The fact that these effects of literature are difficult to identify does not imply that they do not exist. The important point is that they are effects brought about by the actions of citizens whose personalities have been formed in part by books.

Good literature, while temporarily relieving human dissatisfaction, actually increases it, by developing a critical and non-conformist attitude toward life. It might even be said that literature makes human beings more likely to be unhappy. To live dissatisfied, and at war with existence, is to seek things that may not be there, to condemn oneself to fight futile battles, like the battles that Colonel Aureliano Buendia fought in One Hundred Years of Solitude, knowing full well that he would lose them all. All this may be true. Yet it is also true that without rebellion against the mediocrity and the squalor of life, we would still live in a primitive state, and history would have stopped. The autonomous individual would not have been created, science and technology would not have progressed, human rights would not have been recognized, freedom would not have existed. All these things are born of unhappiness, of acts of defiance against a life perceived as insufficient or intolerable. For this spirit that scorns life as it is–and searches with the madness of Don Quixote, whose insanity derived from the reading of chivalric novels–literature has served as a great spur.

Let us attempt a fantastic historical reconstruction. Let us imagine a world without literature, a humanity that has not read poems or novels. In this kind of atrophied civilization, with its puny lexicon in which groans and ape-like gesticulations would prevail over words, certain adjectives would not exist. Those adjectives include: quixotic, Kafkaesque, Rabelaisian, Orwellian, sadistic, and masochistic, all terms of literary origin. To be sure, we would still have insane people, and victims of paranoia and persecution complexes, and people with uncommon appetites and outrageous excesses, and bipeds who enjoy inflicting or receiving pain. But we would not have learned to see, behind these extremes of behavior that are prohibited by the norms of our culture, essential characteristics of the human condition. We would not have discovered our own traits, as only the talents of Cervantes, Kafka, Rabelais, Orwell, de Sade, and Sacher-Masoch have revealed them to us.

When the novel Don Quixote de la Mancha appeared, its first readers made fun of this extravagant dreamer, as well as the rest of the characters in the novel. Today we know that the insistence of the caballero de la triste figura on seeing giants where there were windmills, and on acting in his seemingly absurd way, is really the highest form of generosity, and a means of protest against the misery of this world in the hope of changing it. Our very notions of the ideal, and of idealism, so redolent with a positive moral connotation, would not be what they are, would not be clear and respected values, had they not been incarnated in the protagonist of a novel through the persuasive force of Cervantes’s genius. The same can be said of that small and pragmatic female Quixote, Emma Bovary, who fought with ardor to live the splendid life of passion and luxury that she came to know through novels. Like a butterfly, she came too close to the flame and was burned in the fire.

The inventions of all great literary creators open our eyes to unknown aspects of our own condition. They enable us to explore and to understand more fully the common human abyss. When we say “Borgesian,” the word immediately conjures up the separation of our minds from the rational order of reality and the entry into a fantastic universe, a rigorous and elegant mental construction, almost always labyrinthine and arcane, and riddled with literary references and allusions, whose singularities are not foreign to us because in them we recognize hidden desires and intimate truths of our own personality that took shape only thanks to the literary creation of Jorge Luis Borges. The word “Kafkaesque” comes to mind, like the focus mechanism of those old cameras with their accordion arms, every time we feel threatened, as defenseless individuals, by the oppressive machines of power that have caused so much pain and injustice in the modern world–the authoritarian regimes, the vertical parties, the intolerant churches, the asphyxiating bureaucrats. Without the short stories and the novels of that tormented Jew from Prague who wrote in German and lived always on the lookout, we would not have been able to understand the impotent feeling of the isolated individual, or the terror of persecuted and discriminated minorities, confronted with the all-embracing powers that can smash them and eliminate them without the henchmen even showing their faces.

The adjective “Orwellian,” first cousin of “Kafkaesque,” gives a voice to the terrible anguish, the sensation of extreme absurdity, that was generated by totalitarian dictatorships of the twentieth century, the most sophisticated, cruel, and absolute dictatorships in history, in their control of the actions and the psyches of the members of a society. In 1984, George Orwell described in cold and haunting shades a humanity subjugated to Big Brother, an absolute lord who, through an efficient combination of terror and technology, eliminated liberty, spontaneity, and equality, and transformed society into a beehive of automatons. In this nightmarish world, language also obeys power, and has been transformed into “newspeak;’ purified of all invention and all subjectivity, metamorphosed into a string of platitudes that ensure the individual’s slavery to the system. It is true that the sinister prophecy of 1984 did not come to pass, and totalitarian communism in the Soviet Union went the way of totalitarian fascism in Germany and elsewhere; and soon thereafter it began to deteriorate also in China, and in anachronistic Cuba and North Korea. But the danger is never completely dispelled, and the word “Orwellian” continues to describe the danger, and to help us to understand it.

SO LITERATURE’S UNREALITIES, literature’s lies, are also a precious vehicle for the knowledge of the most hidden of human realities. The truths that it reveals are not always flattering; and sometimes the image of ourselves that emerges in the mirror of novels and poems is the image of a monster. This happens when we read about the horrendous sexual butchery fantasized by de Sade, or the dark lacerations and brutal sacrifices that fill the cursed books of Sacher-Masoch and Bataille. At times the spectacle is so offensive and ferocious that it becomes irresistible. Yet the worst in these pages is not the blood, the humiliation, the abject love of torture; the worst is the discovery that this violence and this excess are not foreign to us, that they are a profound part of humanity. These monsters eager for transgression are hidden in the most intimate recesses of our being; and from the shadow where they live they seek a propitious occasion to manifest themselves, to impose the rule of unbridled desire that destroys rationality, community, and even existence. And it was not science that first ventured into these tenebrous places in the human mind, and discovered the destructive and the self-destructive potential that also shapes it. It was literature that made this discovery. A world without literature would be partly blind to these terrible depths, which we urgently need to see.

Uncivilized, barbarian, devoid of sensitivity and crude of speech, ignorant and instinctual, inept at passion and crude at love, this world without literature, this nightmare that I am delineating, would have as its principal traits conformism and the universal submission of humankind to power. In this sense, it would also be a purely animalistic world. Basic instincts would determine the daily practices of a life characterized by the struggle for survival, and the fear of the unknown, and the satisfaction of physical necessities. There would be no place for the spirit. In this world, moreover, the crushing monotony of living would be accompanied by the sinister shadow of pessimism, the feeling that human life is what it had to be and that it will always be thus, and that no one and nothing can change it.

When one imagines such a world, one is tempted to picture primitives in loincloths, the small magic-religious communities that live at the margins of modernity in Latin America, Oceania, and Africa. But I have a different failure in mind. The nightmare that I am warning about is the result not of under-development but of over-development. As a consequence of technology and our subservience to it, we may imagine a future society full of computer screens and speakers, and without books, or a society in which books–that is, works of literature–have become what alchemy became in the era of physics: an archaic curiosity, practiced in the catacombs of the media civilization by a neurotic minority. I am afraid that this cybernetic world, in spite of its prosperity and its power, its high standard of living and its scientific achievement would be profoundly uncivilized and utterly soulless–a resigned humanity of post-literary automatons who have abdicated freedom.

It is highly improbable, of course, that this macabre utopia will ever come about. The end of our story, the end of history, has not yet been written, and it is not pre-determined. What we will become depends entirely on our vision and our will. But if we wish to avoid the impoverishment of our imagination, and the disappearance of the precious dissatisfaction that refines our sensibility and teaches us to speak with eloquence and rigor, and the weakening of our freedom, then we must act. More precisely, we must read.

~~~~~~~~

By Mario Vargas Llosa

 

Nguồn: phanquynhtram.com

Học Viết
Học Viết là chuyên trang về tuyển chọn các áng văn chương Việt Nam, qua đó giúp cho độc giả nắm được thế nào là một bài viết hoặc một tác phẩm hay.
Share:

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *