KhácLý thuyết phê bìnhLÝ THUYẾT VĂN HỌC

LUẬN VỀ CÁI ĐẸP – DENIS DIDEROT

Trước khi đi vào cuộc truy tìm khó khăn nguồn gốc của cái đẹp, thoạt tiên, qua tất cả các tác giả đã viết về nó, tôi nhận thấy rằng, dường như là một điều khó tránh khỏi, những gì mà thiên hạ nói đến nhiều nhất lại thường là những điều mà người ta biết ít nhất; và cùng với bao vấn đề khác, vấn đề bản chất của cái đẹp là như thế. Tất cả mọi người đều lí luận về cái đẹp; người ta ngưỡng mộ nó trong các công trình của tự nhiên; người ta đòi hỏi nó trong các tác phẩm của nghệ thuật; người ta thường xuyên thừa nhận hoặc phủ nhận cái tính chất ấy; thế nhưng nếu ta hỏi những người có khiếu thưởng thức chắc chắn nhất và tinh tế nhất đâu là nguồn gốc của nó, bản chất của nó, khái niệm rõ ràng về nó, ý niệm thật sự về nó, định nghĩa về nó; liệu đó là một cái gì tuyệt đối hay tương đối; liệu có một cái đẹp vĩnh cửu, bất biến, quy tắc và kiểu mẫu cho cái đẹp thứ cấp không, hay vẻ đẹp cũng như các thời trang, thì lập tức ta thấy các ý kiến không thống nhất, và số người này thú nhận họ chẳng biết, còn số người khác đâm ra hoài nghi. Sao lại có tình trạng hầu như tất cả mọi người đều đồng ý là có một cái đẹp; rất nhiều người trong số họ cảm thấy rõ rệt nó ở đâu, thế mà lại rất ít người biết được nó là cái gì?

Để đi tới giải quyết được, nếu có thể, những khó khăn ấy, chúng tôi sẽ bắt đầu bằng cách trình bày những ý kiến khác nhau của các tác giả đã viết kỹ nhất về cái đẹp, sau đó chúng tôi sẽ đề xuất những ý nghĩ của mình về cùng chủ đề ấy, và sẽ kết thúc bài viết này bằng những nhận xét khái quát về nhận thức con người và về những thao tác của nó liên quan đến vấn đề đặt ra.

Platon đã viết hai đối thoại về cái đẹp là Phèdre và Grand Hippias: trong đối thoại sau, ông thiên về giảng giải những gì không phải là cái đẹp chứ không phải cái đẹp là gì; còn ở đối thoại trước; ông ít nói về cái đẹp hơn là lòng yêu thích một cách tự nhiên của con người đối với nó. Trong Grand Hippias, vấn đề chỉ là làm cho một tay ngụy biện huênh hoang phải bẽ mặt; còn trong Phèdre lại chỉ là một vài khoảnh khắc dễ chịu với một ông bạn tại một nơi phong cảnh hữu tình.

Thánh Augustin  đã viết một thiên luận văn về cái đẹp, nhưng tác phẩm ấy đã mất, và chúng ta chỉ còn lưu giữ được của thánh Augustin về đối tượng quan trọng ấy vài ý kiến rải rác trong các bài viết của ông, qua những ý kiến đó, ta thấy rằng, theo ông, sự tương quan chính xác giữa các bộ phận với nhau của một tổng thể, làm cho tổng thể ấy hợp thành đơn nhất, đấy chính là tính chất đặc trưng của vẻ đẹp. Nếu tôi hỏi một kiến trúc sư – vị đại nhân ấy nói – tại sao ông ta sau khi đã dựng một vòm cuốn ở một bên cánh cửa của tòa nhà, lại cũng làm như thế ở cánh bên kia, chắc chắn ông ta sẽ trả lời tôi rằng là để cho các bộ phận công trình kiến trúc của ông ta thật đối xứng với nhau. – Thế nhưng tại sao ông lại cho rằng sự đối xứng ấy là cần thiết ? – Bởi lẽ nó làm hài lòng. – Nhưng ông là ai để đứng ra phán quyết cái gì làm hài lòng hoặc không hài lòng mọi người? và do đâu mà ông biết sự đối xứng làm hài lòng chúng ta? – Tôi tin chắc điều đó, bởi vì các vật được bố trí như thế có được vẻ ý nhị, sự đúng đắn và cái duyên dáng; nói tóm lại bởi vì như thế là đẹp. – Được lắm; nhưng, ông hãy cho tôi biết cái đó đẹp bởi vì nó làm hài lòng? Hay cái đó làm hài lòng bởi vì nó đẹp? – Chẳng khó khăn gì cái đó làm hài lòng bởi vì nó đẹp . – Tôi cũng nghĩ như ông; nhưng tôi lại hỏi ông tại sao cái đó lại đẹp? Và nếu câu trả lời của tôi làm ông bối rối , bởi lẽ thực ra các bậc thầy trong ngành nghệ thuật của ông chẳng đi xa mấy đến tận đó, nhưng lẽ ra ông cũng sẽ thừa nhận chẳng khó khăn rằng sự đồng dạng, sự đều đặn, sự tương hợp giữa các bộ phận tòa nhà của ông, khiến cho tất cả thu về một thứ đơn nhất, làm vừa lòng lí trí. – Tôi đã định nói như thế . – Vâng; nhưng ông hãy coi chừng, chẳng làm gì có cái đơn nhất thực sự trong các thực thể bởi vì tất cả chúng đều được cấu thành bởi vô số những bộ phận, mà mỗi bộ phận lại được cấu thành bởi vô vàn những bộ phận khác. Vậy ông thấy nó ở đâu cái đơn nhất nó chi phối ông trong việc xây dựng bản vẽ của ông; cái đơn nhất mà ông coi như một định luật không thể vi phạm được trong nghệ thuật của ông, cái đơn nhất mà công trình xây dựng của ông phải mô phỏng để thành đẹp, nhưng chẳng có gì trên trái đất có thể mô phỏng một cách hoàn hảo, bởi lẽ chẳng có gì trên trái đất có thể là đơn nhất một cách hoàn hảo? Vả chăng, từ đó suy ra điều gì? Chẳng lẽ không phải thừa nhận rằng ở bên trên các trí tuệ của chúng ta có một cái đơn nhất nào đó độc đáo, tối thượng, vĩnh hằng, hoàn hảo, nó là quy tắc cơ bản của cái đẹp, và ông tìm kiếm trong thực thi nghệ thuật của ông? Do đấy mà thánh Augustin kết luận trong một công trình khác, rằng có thể nói chính sự thống nhất là cái cấu thành hình thức và bản chất của cái đẹp trong mọi thể loại. Omnis porro pulchritudinis forma, unitas est.

Thùng 24 chai nước táo lên men Strongbow Elder Flower

Ông Wolff nói trong Tâm lý học của ông rằng có những thứ làm cho chúng ta hứng thú và có những thứ khác làm cho chúng ta ngán ngẩm, và sự khác nhau ấy làm cơ sở tạo thành cái đẹpcái xấu ; rằng cái làm chúng ta hứng thú gọi là cái đẹp , và cái làm chúng ta ngán ngẩm là cái xấu.

Ông nói thêm rằng vẻ đẹp là ở sự hoàn hảo, sao cho nhờ sức mạnh của sự hoàn hảo ấy, thực thể được hoàn hảo có khả năng gây nên ở chúng ta sự hứng thú.

Tiếp đó ông phân biệt hai loại vẻ đẹp , vẻ đẹp thật sự và vẻ đẹp bề ngoài; vẻ đẹp thật sự là vẻ đẹp nảy sinh từ một sự hoàn hảo thật sự ; còn vẻ đẹp bề ngoài là vẻ đẹp nảy sinh từ một sự hoàn hảo bề ngoài.

Rõ ràng là thánh Augustin đã tiến xa hơn nhiều trong việc đi tìm cái đẹp hơn là triết gia thuộc phái Leibniz: dường như triết gia này trước hết cho rằng một vật là đẹp, bởi vì nó đẹp, như Platon và thánh Augustin đã nhận thấy rõ ràng . Đúng là sau đó ông đã đưa sự hoàn hảo vào trong ý niệm về vẻ đẹp nhưng sự hoàn hảo là gì? Cái hoàn hảo có rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn cái đẹp không?

Ông Crouzas  đã nói rằng tất cả những ai không ưa chỉ nói theo thói quen và chẳng suy nghĩ đều muốn đi sâu vào trong bản thân mình và chú ý đến những gì diễn ra nơi ấy, đến cách mình nghĩ, đến những gì mình cảm thấy khi mình thốt lên cái kia là đẹp , họ đều nhận thấy là họ bày tỏ bằng mấy từ đó một sự tương quan nào đấy giữa một đối tượng với những cảm tưởng dễ chịu hoặc những ý nghĩ tán thưởng, và đều nhất trí với nhau rằng khi nói cái kia là cái đẹp, tức là nói tôi nhận thấy một cái gì đó mà tôi tán thưởng hoặc nó làm tôi hứng thú.

Ta thấy rằng định nghĩa của ông Crouzas không xuất phát từ bản chất của cái đẹp , mà chỉ là từ hiệu quả mà người ta cảm thấy khi đứng trước nó; định nghĩa ấy có cùng một thiếu sót như định nghĩa của ông Wolff. Chính ông Crouzas cũng đã cảm thấy điều này, nên liền sau đó, ông quan tâm xác định các tính chất của cái đẹp: ông đưa ra năm tính chất, sự đa dạng, sự thống nhất, sự đều đặn, sự trật tư, sự tương quan.

Tour 3N2Đ: Mù Cang Chải - Tú Lệ - Nghĩa Lộ - Suối Giàng Mùa Lúa Chín Khởi Hành 29/9

Từ đó suy ra hoặc định nghĩa của thánh Augustin là không đầy đủ , hoặc định nghĩa của ông Crouzas là thừa thãi. Nếu ý niệm về sự thống nhất không bao hàm các ý niệm về sự đa dạng, sự đều đặn, sự trật tựsự tương quan, và nếu những tính chất ấy là thiết yếu cho cái đẹp , thánh Augustin lẽ ra không được bỏ sót chúng, nếu ý niệm về sự thống nhất đã bao hàm những tính chất kia rồi, ông Crouzas lẽ ra chẳng nên thêm vào làm gì.

Ông Crouzas chẳng hề xác định ông hiểu sự đa dạng là gì; hình như ông hiểu sự thống nhất là mối liên hệ của tất cả các bộ phận vào một mục đích duy nhất; ông xem sự đều đặn là ở vị trí tương tự giữa các bộ phận với nhau; ông gọi là sự trật tự là tình trạng thoái biến nào đó của các bộ phận mà ta cần phải tuân thủ khi chuyển từ các bộ phận này sang các bộ phận khác; và ông định nghĩa sự tương quansự thống nhất có pha thêm sự đa dạng, sự đều đặn và sự trật tự trong mỗi bộ phận.

Tôi sẽ chẳng công kích định nghĩa cái đẹp bằng những thứ mơ hồ mà nó chứa đựng, ở đây tôi chỉ tạm nhận xét rằng nó là đặc biệt , và nó chỉ có thể vận dụng vào kiến trúc, hoặc nhiều lắm là vào những tác phẩm toàn cục lớn ở các thể loại khác, vào một bài hùng biện , vào một vở kịch vv , chứ không thể vận dụng vào một từ ngữ, một ý tưởng và một phần đối tượng.

Ông Hutcheson, giáo sự danh tiếng về triết lí đạo đức ở trường đại học Glasgow, tạo cho mình một hệ thống riêng biệt: ông chỉ tập trung nghĩ rằng chẳng nên băn khoăn cái đẹp là gì nhiều hơn là băn khăn cái hữu hình là gì. Người ta hiểu cái hữu hình là cái được làm ra để có thể nhận thấy bằng mắt; và ông Hutcheson hiểu cái đẹp là cái được làm ra để có thể nắm bắt bằng giác quan bên trong về cái đẹp. Giác quan bên trong về cái đẹp là một năng lực giúp ta phân biệt các vật đẹp, cũng như thị giác là một năng lực giúp chúng ta thu nhận một khái niệm về các sắc màu và các hình dạng. Tác giả này và các môn đệ của ông ra sức chứng minh sự có thật và sự cần thiết của giác quan thứ sáu ấy và họ lập luận như sau:

Họ bảo rằng  tâm hồn chúng ta là bị động trước niềm hứng thú cũng như trước sự ngán ngẩm. Các đối tượng không tác động đến chúng ta đúng như chúng ta mong muốn: các đối tượng này gây cho tâm hồn chúng ta một cảm giác hứng thú cần thiết, các đối tượng khác lại nhất thiết làm cho chúng ta ngán ngẩm, mọi khả năng ý chí của chúng ta chỉ là tìm kiếm loại đối tượng đầu và lảng tránh mọi loại đối tượng sau: chính thể tạng con người chúng ta , đôi khi có tính chất cá nhân , khiến chúng ta thấy những cái này là dễ chịu và những cái khác là khó chịu. (Hãy xem Nỗi phiền lòng và niềm hứng thú).

Có lẽ chẳng một đối tượng nào có thể tác động đến tâm hồn chúng ta mà không ít nhiều là một nguyên nhân cần thiết gây nên niềm hứng thú hay nỗi ngán ngẩm. Một gương mặt, một tác phẩm kiến trúc hay tác phẩm hội họa, một bản nhạc, một hành động, một tình cảm, một tính cách, một biểu hiện, một lời nói, tất cả những thứ ấy làm chúng ta hứng thú hoặc làm chúng ta ngán ngẩm như thể nào đấy. Chúng ta cảm thấy rằng sự hứng thú hoặc sự ngán ngẩm thế nào cũng nảy sinh khi ngẫm nghĩ về ý niệm lúc đó xuất hiện trong trí óc chúng ta với tất cả các tình huống của nó. Ấn tượng ấy hình thành, mặc dù trong số một vài ý niệm đó chẳng có chút gì mà thường gọi là những nhận thức cảm tính, và trong những ý niệm do các giác quan đem lại, niềm hứng thú hoặc nỗi ngán ngẩm kèm theo nảy sinh từ cái trật tự hoặc cái lộn xộn, từ sự đối xứng hoặc chẳng đối xứng, từ sự mô phỏng hoặc vẻ kì cục mà người ta nhận thấy ở các đối tượng, chứ không phải từ các ý niệm đơn giản về màu sắc, về âm thanh và về khuôn khổ được xem xét liên đới với nhau.

Đặt vấn đề như vậy, ông Hutchenson nói – tôi gọi là cảm giác nội tại những quyết định của tâm hồn hứng thú hoặc ngán ngẩm khi xem xét những hình dạng hoặc ý niệm nào đấy; và để phân biệt các cảm giác bên trong với những năng lực của sự thể được biết đến dưới tên gọi ấy, tôi gọi năng lực nhận biết được cái đẹp trong tình chất đều đặn, trật tự và hài hòa là giác quan nội tại về cái đẹp, và gọi năng lực tầm thường những tình cảm, những hành động, những tính cách của con người biết phải trái và đức hạnh là giác quan nội tại về cái tốt.

Bởi lẽ những quyết định của tâm hồn hứng thú hoặc ngán ngẩm khi xem xét những hình tượng hoặc ý niệm nào đấy ta thấy có ở tất cả mọi người trừ phi họ ngốc nghếch; chưa tìm xem cái đẹp là gì, có điểm chắc chắn là ở tất cả mọi người đều có một ý thức tự nhiên và đặc thù với đối tượng ấy; rằng họ đều nhất trí với nhau tìm thấy vẻ đẹp trong cái hình dạng, cũng phổ biến như cảm thấy đạo đức khi đưa tay vào lửa, hoặc cảm thấy hứng thú được ăn khi thèm ăn, mặc dù sở thích của họ thì khác nhau vô cùng.

Ngay khi chúng ta vừa ra đời, các giác quan bên ngoài của chúng ta bắt đầu tập dượt và truyền cho chúng ta các tri giác về các đối tượng cảm tính, và có lẽ chính vì thế mà chúng ta tin rằng chúng tự nhiên. Nhưng các đối tượng của cái mà chúng ta gọi là các giác quan nội tại, hoặc những giác quan về cái đẹp hoặc cái tốt, không hiện diện sớm như thế trong đầu óc chúng ta. Phải trải qua thời gian sau đó các trẻ em mới nhận xét, hay ít ra chúng mới bộc lộ dấu hiệu nhận xét về các tương quan, sự giống nhau và các đối xứng, về các tình cảm và các tính cách; muộn hơn chúng mới biết đến sự vật gây hứng thú hoặc chán ngán trong lòng; và chính vì thế nên ta tưởng rằng những năng lực mà tôi gọi là các giác quan nội tại về cái đẹpcái tốt chỉ là do học hỏi và giáo dục mà có. Nhưng dù người ta quan niệm đạo đứcvẻ đẹp là thế nào đi nữa, một đối tượng đức hạnh hoặc tốt khiến ta tán thưởng và hứng thú, cũng tự nhiên như các món ăn là các đối tượng khiến ta thèm ăn. Và các đối tượng thứ nhất xuất hiện sớm hay muộn thì có hề chứ? Nếu như các giác quan trong ta chỉ phát triển dần dần và cái này sau cái kia, chẳng lẽ chúng không hẳn là các giác quan và năng lực hay sao? Và chẳng lẽ ta đi đến chỗ nhận định rằng trong các đối tượng hữu hình không làm gì có màu sắc và hình thù thật sự, bởi vì ta cần có thời gian và học hỏi để nhận biết được chúng, và rằng trong cả thiên hạ chẳng có được hai người nhận biết chúng cùng một cách như nhau?

Người ta gọi là cảm giác những tri giác hình thành trong tâm hồn chúng ta trước sự hiện hiện của các đối tượng bên ngoài và do ấn tượng mà chúng ta in dấu trên các khí quan của chúng ta (hãy xem Những cảm giác). và khi hai tri giác khác nhau hoàn toàn, và chúng chỉ cùng chung cái tên chẳng loại là cảm giác, các năng lực nhờ chúng ta thu nhận được các tri giác khác nhau kia gọi là các giác quan khác nhau. Thị giác và thính giác, chẳng hạn chỉ những năng lực khác nhau, cái này đêm đến cho chúng ta những ý niệm về màu sắc, còn cái kia những ý niệm về âm thanh; nhưng các âm thành khác nhau thế nào đi nữa và các màu sắc khác nhau thế nào đi nữa , người ta đều quy mọi màu sắc về cùng một giác quan, và mọi âm thanh về cùng một giác quan kia; và xem mỗi giác quan của chúng ta đều có khí quan của nó. Thế mà, nếu các bạn áp dụng nhận xét trên đây vào cái tốtcái đẹp, các bạn sẽ thấy chúng hoàn toàn đúng như vậy.

Những người bảo vệ giác quan nội tại hiểu cái đẹp là ý niệm mà một số đối tượng khêu gợi trong tâm hồn chúng ta, và hiểu giác quan nội tại về cái đẹp là năng lực chúng ta có thể thu nhận ý niệm đó, và họ nhận xét thấy rằng loài vật có năng lực tương tự như các giác quan bên ngoài của chúng ta, và đôi khi những năng lực ấy còn ở mức độ cao hơn chúng ta, nhưng chẳng con vật nào cho ta thấy dấu hiệu của cái mà ở đây ta gọi là giác quan nội tại.  Họ tiếp tục lí giải rằng một người có thể có đầy đủ một giác quan bên ngoài như chúng ta cảm thấy, mà chẳng để ý đến sự giống nhau và những tương quan giữa các đối tượng, thậm chí anh ta có thể nhận biết những sự giống nhau và những tương quan ấy mà chẳng cảm thấy hứng thú gì lắm, và chăng chỉ có ý niệm về diện mạo và các hình dạng v.v là những gì đó rõ rệt của niềm hứng thú. Niềm hứng thú có thể có ở nơi mà các tương quan chẳng được quan tâm, cũng chẳng được biết đến, nó có thể thiếu vắng mặc dù người ta hết sức chú ý đến trật tự và các tương quan. Vậy chúng ta sẽ gọi tên là gì cái năng lực ấy mà nó chi phối trong chúng ta mà chúng ta chẳng biết rõ tại sao? Gọi là giác quan nội tại.     

Trích từ sách Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật của Denis Diderot

Học Viết
QUẢNG CÁO: Ưu đãi thời trang Khatoco cho nam giới
Giảm giá tới 50% tới hết 31/8
Share:

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tour 3N2Đ: Mù Cang Chải - Tú Lệ - Nghĩa Lộ - Suối Giàng Mùa Lúa Chín Khởi Hành 29/9