ĐIỂN TÍCH - ĐIỂN CỐ

Điển tích về sông Tiêu Tương

Kim Kiều chỉ cách nhau bức tường hoa, nhưng chàng nàng đã cho rằng lễ giáo như thành lũy đã chia loan rẽ phượng:

Từ phen đá biết tuổi vàng
Tình càng thắm thiết, dạ càng ngẩn ngơ
Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.

Sông Tương hay Tương Giang, còn gọi là Tiêu Tương, thuộc tỉnh Ninh Lăng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Sử viết, khi vua Thuấn mất, hai bà phi là Nga Hoàng và Nữ Anh thương tiếc không nguôi, hết vật vã thảm thiết trong cung, lại ra bờ sông Tương khóc than đêm ngày. Nước mắt hai bà nhỏ xuống bờ trúc, làm cho trúc ở đây nổi lên những đường vân đẹp như mây sóng ẩn hiện. Người đơì sau thường tìm đến bờ sông Tương mua loại trúc này về làm mành. Nước mắt của cuộc tình vắn số đã nhỏ xuống để tạo nê n những đường vân tản mạc, nên mành tương là một tượng trưng cho một số phận đoạn nỗi. Chuyện tình của Kiều cũng tang tác, nên có câu: Mành tương phảng phất gió đàn.
Trúc Tiêu Tương không những làm mành đẹp mà sáo trúc Tương giang cũng mang một âm thanh có sức truyền cảm lạ lùng. Chuyện hai bà Phi khóc chồng bên bờ sông Tương thuộc đời Nghiêu Thuấn; đến đời nhà Châu, sông Tương lại chứng minh một tình buồn nữạ Chàng là nho sĩ Lý Sanh; nàng thôn nữ Lương Ý Nương. Đôi trẻ yêu nhau tha thiết đã nặng lời hẹn ước. Sau khoa thi sẽ làm hôn lễ; nàng quay tơ dệt vải đờ.i chờ; đêm đêm nàng cũng chịu khó chong đèn, chút chữ nghĩa có văn thơ với người yêu. Nhưng rồi giặc giã nổi lên khắp nước, thân trai phải xếp bút nghiên lên đường đao binh. Chén rượu ngày hợp cẩn xin là chén ly bôi bên bờ sông Tương. Đây sầu ly biệt của nàng chinh phụ trong Chinh phụ ngâm :

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Nơi Hàm Dương cách Tiêu Dương mấy trùng
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xa xa những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

Nhà Ý Nương ở mạn hạ lưụ Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, nàng ra đứng bên bờ sông trông về phía thượng lưu ngóng đợị Vừng kim ô lặn xuống trời tây, mặt nước sông Tương còn vương lại chút nắng vàng rồi trở bạc; đàn chim trong khóm trúc xạc xào bay về tổ ấm. Chinh phụ chinh phu, như đầu sông cuối sông. Nàng đã viết bài thơ cho môi tình mòn mỏi bao năm đơi chờ:

Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để Tương giang bạn
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Cộng ẩm Tương giang thủy

(Tương giang người bảo sâu
Chẳng bằng lòng thương nhớ
Sông sâu còn có đáy
Tương tư không bến bờ
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà không thấy
Cùng uống nước sông Tương)

Nguồn: Marxreading

Học Viết
Học Viết là chuyên trang về tuyển chọn các áng văn chương Việt Nam, qua đó giúp cho độc giả nắm được thế nào là một bài viết hoặc một tác phẩm hay.
Share:

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *