TỔNG QUAN VĂN HỌCTriết lý cái đẹp

Bộ não khi đọc tác phẩm hư cấu

Trong bối cảnh náo loạn của các phương tiện kỹ thuật số, những thói quen xưa cũ như đọc tiểu thuyết dường như phai nhạt, thậm chí bị coi là tầm phào. Nhưng giá trị đích thực của hư cấu đã được khẳng định từ một góc độ không thể ngờ tới: khoa học não bộ.

Những bản chụp não bộ đã chỉ ra những gì xảy ra trong đầu chúng ta khi chúng ta đọc một mô tả chi tiết, một phép ẩn dụ đầy tính gợi hay mối liên hệ cảm xúc giữa các nhân vật. Những câu truyện, theo như nghiên cứu đã chỉ ra, kích thích não bộ và thậm chí thay đổi hành vi của chúng ta trong cuộc sống.

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết về những vùng ngôn ngữ “cổ điển”, như vùng vùng Broca và Wernicke, đều liên quan đến việc não bộ diễn giải ngôn từ được viết ra. Những gì các nhà khoa học tìm ra trong vài năm qua đó là những câu chuyện kể cũng kích hoạt nhiều phần của bộ, điều đó lý giải tại sao trải nghiệm đọc có thể tạo cảm giác sống động. Ví dụ như những từ như “hoa oải hương”, “quế” và “xà phòng” tạo ra một phản ứng không chỉ từ vùng ngôn ngữ của não bộ, mà còn mang đến cảm giác về mùi hương.

Trong một nghiên cứu năm 2006 của Neurolmage, các nhà nghiên cứu ở Tây Ban Nha đã yêu cầu những người tham dự đọc những từ liên quan đến mùi đậm, sau đó là những từ trung tính, trong khi đó não bộ đang được chụp chiếu bởi cỗ máy chụp cộng hưởng từ (fMRI). Khi các đối tượng nhìn vào các từ tiếng Tây Ban Nha chỉ “mùi hương” và “coffee”, khứu giác nguyên thủy trỗi dậy; khi họ nhìn thấy những từ có nghĩa là “ghế” và “chìa khóa, vùng não này vẫn tối đen. Cách thức não bộ xử lý các ẩn dụ cũng nhận được sự quan tâm rộng rãi; một số các nhà khoa học tranh luận với nhau rằng các đối tượng được nhắc đến đã khẳng định rằng các cách nói ẩn dụ như “một ngày củ chuối” vô cùng quen thuộc đến nối chúng chỉ được đối xử như những từ mà thôi. Tháng trước, một đội các nhà nghiên cứu từ trường đại học Emory đã đưa ra thông tin trong “Não bộ và Ngôn ngữ” rằng khi các đối tượng trong phòng thí nghiệm đọc một phép ẩn dụ liên quan đến văn cảnh, vỏ não cảm biến, chịu trách nhiệm cho việc cảm nhận sợi bề mặt được kích hoạt.  Các phép ẩn dụ như “Ca sĩ có một chất giọng nhung” và “Anh ấy có đôi bàn tay da thuộc”, kích thích vỏ não cảm biến, trong khi các cụm từ với cùng nghĩa như “Ca sĩ có giọng êm ái” và “Anh ta có bàn tay khỏe mạnh,” lại không làm được điều đó.

Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng ngôn từ thể hiện sự vật động cũng kích thích vùng não khác với những vùng ngôn ngữ. Trong một nghiên cứu được đưa ra bởi nhà khoa học nhận thức Véronique Boulenger đến từ phòng thí nghiệm Năng lực ngôn ngữ ở Pháp, não bộ của những người tham gia được chiếu trong khi họ đọc những câu như “John chộp lấy nó” and “Pablo đá quả bóng.” Máy chụp thể hiện các hoạt động trong vỏ não chuyển động, làm nhiệm vụ điều phối chuyển động của cơ thể. Còn hơn thế nữa, các hoạt động này tập trug vào một phần của vỏ não chuyển động khi sự vận động được mô tả như thao tác tay và trong những phần liên quan đến chân.

Não bộ, dường như không rạch ròi được việc đọc về trải nghiệm và va chạm ngoài đời thực; trong mỗi trường hợp, các khu vực não bộ này đều được kích thích. Keith Oatley, một giáo sư danh dự chuyên ngành tâm lý học nhận thức của Đại học Toronto (và đồng thời là một tiểu thuyết gia), đã đề xuất rằng việc đọc tạo ra sự mô phỏng rõ ràng về thực tại, một thứ gì đó “chạy trên tâm trí người đọc như sự mô phỏng trên máy tính”. Hư cấu – với các chi tiết mùi hương, phép ẩn dụ giàu tưởng tượng và những mô tả đáng chú ý về con người và hành động – tất cả đều mang đến bản mô phỏng phong phú. Thật vậy, ở một khía cạnh, tiểu thuyết còn hơn cả tạo thực tại để mang tới cho người đọc trải nghiệm mà không có ở đâu khác ngoài trên trang giấy: đó chính là cơ hội được đi vào suy nghĩ và cảm xúc của người khác một cách trọn vẹn.

Tiểu thuyết, tất nhiên, là một công cụ không đối thủ cho sự khám phá của cuộc sống xã hội và cảm xúc con người. Và có bằng chứng chỉ ra rằng chính não bộ đã đáp lại sự hình tượng hóa của mùi vị, bề mặt và chuyển động cứ như thể chúng là vật thật, do đó nó đối xử với tương tác giữa các nhân vật hư cấu như những người gặp được ở ngoài đời thực.

Raymond Mar, một nhà tâm lý học tại Đại học York ở Canada, đã thực hiện một phân tích 86 nghiên cứu fMRI và đã được xuất bản năm ngoái (2011) tại Hội nghị thường niên Tâm lý học, và kết luận rằng có một sự chồng lấn trong mạng lưới não được sử dụng để hiểu truyện kể và các mạng lưới được dùng cho xác định các tương tác với các cá nhân khác – đặc biệt, các tương tác mà trong đó chúng ta cố gắng làm rõ những suy nghĩ và cảm xúc của người khác. Các nhà khoa học gọi khả năng tái thể hiện chủ ý của người khác của bộ não là “lý thuyết tâm trí”. Kể truyện cho chúng ta một cơ hội để tham gia vào khả năng này, khi chúng ta nhận diện sự mong muốn và chán nản, phán đoán động cơ ẩn dấu và theo dõi các cuộc gặp gỡ với bạn bè cũng như kẻ thù, hàng xóm và người tình của nhân vật trong truyện.

Đó là một bài tập rèn giũa các kỹ năng xã hội đời thực, một mảng nghiên cứu khác gợi ý. Dr. Oatley và Dr. Mar, hợp tác với một vài nhà khoa học khác, đã báo cáo hai nghiên cứu, xuất bản năm 2006 và 2009, mà các các nhân thường xuyên đọc hư cấu có vẻ có khả năng hiểu người khác tốt hơn, cảm thông với họ và nhìn thế giới được từ góc nhìn của họ. Mối quan hệ này kéo dài ngay cả sau khi các nhà khoa học góp phần vào khả năng mà các cá nhân có độ cảm thông hơn có thể ưu ái đọc tiểu thuyết hơn. Nghiên cứu năm 2010 bởi Dr. Mar tìm ra kết quả tương tự tại các trẻ em trước tuổi tới trường: càng nhiều truyện mà họ đọc cho bọn trẻ, lý thuyết của tâm trí của chúng càng tốt hơn – một hiệu ứng được tạo ra bằng cách xem phim nhưng không xem tivi. (Dr. Mar đã giải thích rằng bởi vì trẻ em thường xem TV một mình, nhưng đi xem phim rạp với bố mẹ, chúng có thể trải nghiệm “các cuộc đối thoại giữa cha mẹ và con cái về các trạng thái của tâm trí” khi xem phim.)

Hư cấu, Dr. Oatley lưu ý, “là một sự mô phỏng hữu hiệu đặc biệt bởi vì đàm phán với thế giới xã hội một cách hiệu quả là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải đương đầu với hàng núi các trường hợp tượng tác giữa nguyên nhân và kết quả. Hệt như mô phỏng máy tính có thể giúp chúng ta nắm được mấu chốt của các vấn đề phức tạp ví dụ như máy bay hay dự báo thời tiết, cho nên tiểu thuyết, truyện và kịch có thể giúp chúng ta hiểu được sự phức tạp của đời sống xã hội.”

Các khám phá này sẽ khẳng định trải nghiệm của độc giả, những người đã cảm nhận được sự soi rọi và dẫn lối của một tiểu thuyết, những người đã tìm được bản thân họ bằng cách so sánh một phụ nữ trẻ và gan dạ với Elizabeth Bennet hay một kẻ đạo đức giả với Edward Casaubon. Đọc các áng văn chương vĩ đại, những áng văn chương đã có được chỗ đứng vững chắc từ lâu, mở rộng và cải thiện chúng ta ở phương diện con người. Khoa học não bộ chỉ ra rằng nhận định này đúng hơn là chúng ta tưởng tượng.

Tác giả: ANNIE MURPHY PAUL  ngày 17 tháng 3, 2012

Annie Murphy Paul là tác giả, cuốn sách vừa mới xuất bản: “Nguồn gốc: Bằng cách nào Chín tháng trước khi sinh lại có thể định hình cuộc đời chúng ta.”

Chuyển ngữ: Tô Lông

Học Viết
Học Viết là chuyên trang về tuyển chọn các áng văn chương Việt Nam, qua đó giúp cho độc giả nắm được thế nào là một bài viết hoặc một tác phẩm hay.
Share:

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *